Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 bao gồm những tài liệu nào? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước ra sao?
Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 bao gồm những tài liệu nào?
Tại Thông báo 556/TB-KTNN năm 2023 về việc Kiểm toán nhà nước (KTNN) tổ chức tuyển dụng công chức KTNN năm 2023, có nêu rõ hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 bao gồm:
Hồ sơ đăng ký dự tuyển (đựng trong túi hồ sơ cỡ 21 cm x 32 cm), gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển; Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển trong trường hợp thí sinh đã có thời gian công tác;
- Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
- Các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
- Trong trường hợp trên bằng tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyển đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc...);
- Bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (đối với văn bằng do cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp).
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- 03 phong bì thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận;
- 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 bao gồm những tài liệu nào? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước ra sao? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 có dạng ra sao?
Tại Thông báo 556/TB-KTNN năm 2023 cũng có kèm theo mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023.
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 có dạng như sau:
Tải mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023: Tại đây
Nội dung, hình thức tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 ra sao?
Tại Thông báo 556/TB-KTNN năm 2023, có nêu nội dung, hình thức tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023 như sau:
- Vòng I: KTNN tổ chức sơ tuyển hồ sơ và phỏng vấn sơ bộ, sau đó việc thi tuyển công chức KTNN được thực hiện theo 2 vòng thi, vòng 1 thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với hình thức thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên giấy.
Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
+ Phần I: Thời gian thi 60 phút, gồm kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; công chức, công vụ; hiểu biết về KTNN; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển để đánh giá năng lực.
+ Phần II: Thời gian thi ngoại ngữ 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
+ Phần III: Thời gian thi tin học 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
+ Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
+ Hình thức thi: Thi viết; Thang điểm: 100 điểm. Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
Lưu ý các trường hợp được miễn phần thi ngoại ngữ, tin học:
- Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
+ Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
- Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp:
Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
- Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu cung cấp dịch vụ liên tục là mẫu nào? Nội dung của hợp đồng theo mẫu?