Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì theo Nghị định 79?
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng do Chính phủ ban hành.
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ được xác định theo quy định tại Điều 19 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
1. Sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, hồ sơ đề nghị đăng ký chuyển nhượng được nộp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo quy định tại Mẫu số 18 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng. Nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt hoặc phải được dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng được chuyển nhượng;
d) Bản chính văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu giống cây trồng trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng, ghi nhận bên nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng, cập nhật vào Sổ đăng ký quốc gia, cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo thông tin ghi nhận việc chuyển nhượng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ gồm:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo quy định ;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng. Nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt hoặc phải được dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng được chuyển nhượng;
- Bản chính văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu giống cây trồng trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung.
Theo đó, hồ sơ đề nghị đăng ký chuyển nhượng được nộp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì theo Nghị định 79? (Hình từ Internet)
Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng có cần phải lập văn bản không?
Căn cứ quy định tại Điều 194 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định thì việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 193 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được xác định như sau:
(1) Bên chuyển giao quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba.
(2) Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
- Chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng cho phép;
- Yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình;
- Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu bên giao quyền sử dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?