Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có được chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn đó không?
- Nguồn gen bao gồm những gì? Tiếp cận nguồn gen là gì?
- Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có được chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn đó không?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hoạt động thu thập nguồn gen trong khu bảo tồn?
Nguồn gen bao gồm những gì? Tiếp cận nguồn gen là gì?
Căn cứ tại khoản 22 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
Căn cứ tại khoản 29 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa tiếp cận nguồn gen như sau:
Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có được chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn đó không?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;
b) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;
c) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;
d) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;
đ) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy theo quy định trên hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn.
Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có được chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn đó không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là gì?
Căn cứ tại Điều 56 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây:
+ Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý.
+ Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
+ Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ.
- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
+ Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hoạt động thu thập nguồn gen trong khu bảo tồn?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn
Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;
4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;
7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có thẩm quyền quản lý hoạt động thu thập nguồn gen.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?