Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu áp dụng với gói thầu nào? Quy trình thực hiện được quy định như thế nào?
Hình thức tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu áp dụng với gói thầu nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu 2013 về hình thức tự thực hiện trong đấu thầu theo đó:
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu áp dụng với gói thầu nào? Quy trình thực hiện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu bao gồm:
- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
- Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
Quy trình tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện trong hoạt động đấu thầu được thực hiện như sau:
Quy trình lựa chọn nhà thầu
...
5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng.
Căn cứ quy định tại Điều 62 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về quy trình tự thực hiện đấu thầu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
Hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm:
- Yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc;
- Giá trị, thời gian thực hiện,
- Chất lượng công việc cần thực hiện
- Dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.
Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.
Theo đó, hồ sơ hợp đồng được quy định tại Điều 63 Luật Đấu thầu 2013 gồm:
- Văn bản hợp đồng;
- Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
- Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Các tài liệu có liên quan.
- Phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có)
Bước 3: Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:
- Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu.
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu; trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?