Hình phạt cao nhất đối với Tội thao túng thị trường chứng khoán theo Bộ luật Hình sự là như thế nào?
Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP về Thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi sau:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Theo đó, thao túng thị trường chứng khoán có thể được hiểu là hành vi cố ý thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sai quy định nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, đẩy giá chứng khoán lên hoặc hạ một cách không có cơ sở kinh tế thực tế, gây tác động xấu đến thị trường và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hình phạt cao nhất đối với Tội thao túng thị trường chứng khoán theo Bộ luật Hình sự?
Hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm Tội thao túng thị trường chứng khoán theo Bộ luật Hình sự?
Căn cứ tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khung hình phạt đối với Tội thao túng thị trường chứng khoán,trong đó:
Đối với cá nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán thì hình phạt cao nhất là phạt tiền lên đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.
Đối với pháp nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán thì hình phạt cao nhất đình chỉ vĩnh viễn hoạt động đối với trường hợp pháp nhân được thành lập chỉ với mục đích là để thực hiện tộii phạm.
Ngoài ra, đối với hình phạt là phạt tiền thì hình phạt cao nhất đối với pháp nhận thương mại là phạt tiền lên đến 10.000.000.000 đồng.
Các khung hình phạt đối với Tội thao túng thị trường chứng khoán theo Bộ luật Hình sự?
Căn cứ tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các khung hình phạt đối với Tội thao túng thị trường chứng khoán như sau:
Đối với cá nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán, khung hình phạt gồm:
Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với việc thực hiện một trong những hành vi dưới đây mà thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Khung 2: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung như sau:
- Theo Khoản 3 Điều 211 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân phạm tội thao túng thị trường chứng khoán, khung hình phạt gồm:
Khung 1: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với việc thực hiện một trong những hành vi dưới đây mà thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Khung 2: Phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng đối với các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung như sau:
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
- Nếu thuộc trường hợp sau thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
+ Thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.
>> Xem thêm: Từ 01/10/2024 ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật CCCD
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?