Hiệu lực của cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
- Hiệu lực của cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
- Cơ chế APA đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có được gia hạn hay sửa đổi hay không?
- Cơ chế APA đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi trong trường hợp nào?
Hiệu lực của cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có nội dung như sau:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
7. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA được thực hiện theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Đối với các APA song phương hoặc đa phương có liên quan đến quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế nước ngoài, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Người nộp thuế áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế kê khai Báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết theo Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cùng các tài liệu thuyết minh và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp trong quá trình thực hiện APA nếu có phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế của người nộp thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có sự kiện gây ảnh hưởng (được gọi là báo cáo đột xuất).
Đồng thời, căn cứ Điều 12 Thông tư 45/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Hiệu lực APA
1. APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế.
2. Thời gian có hiệu lực của APA đã ký kết tối đa là 03 năm tính thuế nhưng không vượt quá số năm thực tế người nộp thuế đã hoạt động sản xuất kinh doanh và kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Như vậy, về cơ bản thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế và có hiệu lực bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế với thời gian có hiệu lực tối đa là 03 năm tính thuế.
Hiệu lực của cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào?
Cơ chế APA đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có được gia hạn hay sửa đổi hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có nội dung về gia hạn cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
- Người nộp thuế có đề nghị gia hạn APA nộp hồ sơ gia hạn APA cho cơ quan thuế trước khi APA đã ký hết hạn ít nhất 06 tháng. Thủ tục giải quyết hồ sơ gia hạn APA được thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA.
- APA có thể được xem xét gia hạn trong trường hợp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: Phạm vi giao dịch liên kết và các bên liên kết không có thay đổi mang tính trọng yếu; các giả định quan trọng không có thay đổi mang tính trọng yếu; khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn hoặc tỷ suất lợi nhuận làm cơ sở phân tích so sánh có sự ổn định trong thời gian được gia hạn.
Còn đối với việc sửa đổi cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, khoản 9 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
- Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
- Các trường hợp sửa đổi APA cụ thể như sau: Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan; thay đổi của pháp luật có tác động tới APA; nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Bộ Tài chính chấp thuận; và các trường hợp khác.
Cơ chế APA đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế hay bất kỳ bên liên kết nào liên quan tới giao dịch liên kết không tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện của APA;
- Người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong hồ sơ đề nghị áp dụng APA, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất; người nộp thuế không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu của báo cáo APA thường niên hoặc thông tin, tài liệu và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế;
- Người nộp thuế và cơ quan thuế không thống nhất được kết luận việc sửa đổi APA;
- Cơ quan thuế đối tác đề nghị hủy bỏ APA và được Bộ Tài chính chấp thuận; người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
Còn đối với việc thu hồi thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), căn cứ khoản 11 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp APA bị thu hồi bao gồm:
- Người nộp thuế cố ý cung cấp thông tin sai hoặc có hành vi gian lận trong việc áp dụng APA, thực hiện các chế độ báo cáo hoặc trong quá trình đề nghị sửa đổi APA;
- Cơ quan thuế đối tác đề nghị thu hồi APA và được Bộ Tài chính chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?