Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào? Việt Nam có bao nhiêu bản hiến pháp? Ai có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp?
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào? Việt Nam có bao nhiêu bản hiến pháp?
Từ năm 1945 đến nay, Hiến pháp Việt Nam có 05 bản gồm:
(1) Hiến pháp 2013 (Đang có hiệu lực)
Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên.
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013, thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
(2) Hiến pháp 1992 (Hết hiệu lực từ 01/01/2014)
- Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 người.
- Ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua.
- Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.
(3) Hiến pháp 1980 (Hết hiệu lực từ 18/04/1992)
- Ngày 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất.
- Ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người.
Tháng 8/1979, bản Dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước.
- Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(4) Hiến pháp 1959 (Hết hiệu lực từ 19/12/1980)
- Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946. Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959.
(5) Hiến pháp 1946 (Hết hiệu lực từ 01/01/1960) - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (với 240/242 phiếu tán thành).
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào? Việt Nam có bao nhiêu bản hiến pháp? Ai có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp?
Ai có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp?
Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp 2013 có nêu rõ:
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Như vậy, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân đều có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Hiến pháp có vị trí như thế nào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
...
Cụ thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?