Hiện nay có những loại giấy tờ có giá nào? Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay có những loại giấy tờ có giá nào? Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Quyên đến từ Vũng Tàu.

Thế nào là giấy tờ có giá?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự.

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về khái niệm giấy tờ có giá cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

Như vậy, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

Hiện nay có những loại giấy tờ có giá nào? Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

Hiện nay có những loại giấy tờ có giá nào? Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay có những loại giấy tờ có giá nào?

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định thì giấy tờ có giá gồm các loại như sau:

- Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

Dựa theo hướng dẫn của Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 thì giấy tờ có giá bao gồm:

- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;

- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;

- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;

- Các loại chứng khoán :

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

+ Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác ;

- Trái phiếu doanh nghiệp.

Các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có phải là giấy tờ có giá không?

Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 hướng dẫn xác định giấy tờ có giá cụ thể như sau:

Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.

Như vậy, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là giấy tờ có giá.

Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).

Những giấy tờ có giá được chiết khấu bao gồm:

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);

- Được phép chuyển nhượng;

- Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

- Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

- Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá cụ thể như sau:

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

- Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

- Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

- Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Giấy tờ có giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước gồm những hoạt động nào? Có thể lưu ký giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại VSDC?
Pháp luật
Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên tấm séc thì séc có giá trị không? Tấm séc được ký phát để ra lệnh cho người cầm giữ séc bằng cách nào?
Pháp luật
Thông báo mua, bán giấy tờ có giá phải đề cập đến thông tin về thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lãi suất mua áp dụng trong mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các ngân hàng thương mại được thực hiện theo phương thức nào?
Pháp luật
Đấu thầu lãi suất là gì? Phương thức đấu thầu lãi suất giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ký quỹ là gì? Mục đích của việc ký quỹ là gì? Ký quỹ bằng giấy tờ có giá thì có được hay không?
Pháp luật
Séc là giấy tờ có giá đúng không? Bố trí vị trí các nội dung trên séc được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giấy tờ có giá là gì? Giấy tờ có giá có phải là tài sản không? Cơ quan nào quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phép lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
Pháp luật
Mẫu bảng kê giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy tờ có giá
12,137 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy tờ có giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy tờ có giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào