Hậu quả của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người như thế nào? Cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu?
Hậu quả của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người như thế nào?
Để hiểu được hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người cần tìm hiểu biến đổi khí hậu là gì.
Biến đổi khí hậu được định nghĩa tại khoản 13 Điều 3 Luật khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Qua tìm hiểu biến đổi khí hậu có thể thấy hậu quả của biến đổi khí hậu gây hậu quả đến cuộc sống con người, càng làm thay đổi môi trường sống Trái đất. Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người:
+ Tăng nhiệt độ toàn cầu: Tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn với con người, như nhiệt độ cao kỷ lục tăng theo từng năm, những cơn nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người không có thể chịu nổi.
+ Mực nước biển dâng cao: Hậu quả tiếp theo từ sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng hà ở Nam cực và Bắc cực dẫn đến ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển.
+ Thay đổi môi trường sống: Sự khắc nghiệt về nhiệt độ gây ra thiệt hại về sản xuất về lương thực và nông sản, vì cây cối và động vật cũng không thể nào thích nghi kịp thời trong điều kiện khí hậu quá nóng bức. Gây báo động nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật.
+ Sự gia tăng các bệnh tật: Biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường nước, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng gây ra tác động đến hệ miễn nhiễm, stress, bệnh tim mạch, hô hấp và thần kinh.
+ Thiệt hại về kinh tế: Việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông hải sản. Lũ lụt gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các cơ quan nhà nước sau có trách nhiệm trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu:
(*) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau đây:
(1) Tổ chức thực hiện các công việc:
- Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
(2) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và định kỳ rà soát, cập nhật 05 năm một lần; hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu;
(3) Hướng dẫn đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu;
(4) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;
(5) Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.
(*) Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; định kỳ hằng năm tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp ngành, cấp địa phương trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên biển, đảo và các tài nguyên, yếu tố môi trường khác;
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống kinh tế, gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và đô thị, công nghiệp, năng lượng, thông tin và truyền thông, du lịch, thương mại và dịch vụ, các hoạt động khác có liên quan;
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống xã hội, gồm phân bố dân cư, nhà ở và điều kiện sống, dịch vụ y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, đối tượng dễ bị tổn thương, giới và giảm nghèo.
Ngoài ra, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo lĩnh vực, khu vực cụ thể cần căn cứ nội dung đánh giá trên để áp dụng cho phù hợp với phạm vi đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?
- Giờ cúng ông Công ông Táo 2025? Cúng ông Công ông Táo 2025 giờ nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?
- Danh sách đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Mẫu danh sách Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất?
- Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025? Chứng khoán nghỉ giao dịch bao nhiêu ngày dịp Tết Nguyên Đán 2025?