Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước được phát hiện trong quá trình kiểm toán là những hành vi nào?
Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước được phát hiện trong quá trình kiểm toán là những hành vi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định về các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:
* Đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, gồm có:
- Thứ nhất, tham ô tài sản.
- Thứ hai, nhận hối lộ.
- Thứ ba, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Thứ tư, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Thứ năm, lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Thứ sáu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
- Thứ bảy, giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Thứ tám, đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Thứ chín, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
- Thứ mười, nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Tiếp theo, không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Cuối cùng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
*Đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, gồm có:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước được phát hiện trong quá trình kiểm toán là những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Đoàn kiểm toán kiểm tra, soát xét, đánh giá bằng chứng kiểm toán và xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định trưởng Đoàn kiểm toán kiểm tra, soát xét, đánh giá bằng chứng kiểm toán và xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng như sau:
- Bước 1: Ngay sau khi nhận được báo cáo của Tổ trưởng Tổ kiểm toán về vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng và hồ sơ vụ việc, Trưởng Đoàn kiểm toán:
+ Kiểm tra, soát xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán, hồ sơ vụ việc.
+ Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các đề nghị của Tổ trưởng Tổ kiểm toán.
Trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn kiểm toán tổ chức họp thảo luận trong Đoàn kiểm toán như quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN. Thành phần họp do Trưởng Đoàn kiểm toán quyết định.
- Bước 2: Trưởng Đoàn kiểm toán chỉ đạo Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết.
- Bước 3: Tổ trưởng Tổ kiểm toán triển khai thực hiện các công việc theo chỉ đạo và kết luận của Trưởng Đoàn kiểm toán; củng cố, tổng hợp bằng chứng kiểm toán, báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán.
- Bước 4: Trên cơ sở báo cáo của Tổ trưởng Tổ kiểm toán (kèm theo hồ sơ vụ việc đã được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Trưởng Đoàn kiểm toán quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc. Trưởng Đoàn kiểm toán phải kết luận vụ việc có hay không có dấu hiệu tham nhũng và thông báo cho Tổ trưởng Tổ kiểm toán, KTVNN liên quan biết. Trưởng Đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán và Tổng Kiểm toán nhà nước về kết luận của mình.
- Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì Trưởng Đoàn kiểm toán báo cáo và chuyển hồ sơ cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán xem xét, xử lý.
- Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tham nhũng thì Trưởng Đoàn kiểm toán chỉ đạo Tổ kiểm toán tiếp tục kiểm toán theo kế hoạch.
- Trường hợp không nhất trí với kết luận của Trưởng Đoàn kiểm toán thì Tổ trưởng Tổ kiểm toán, KTVNN liên quan có quyền bảo lưu ý kiến bằng văn bản theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước.
Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định tại Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, như sau:
- Đối với trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Bên cạnh đó đối với trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Kiểm toán nhà nước.
- Ngoài ra, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổng hợp) ký gửi các cơ quan theo quy định.
- Kết thúc cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán.
Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?