Hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2023?
- Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước?
- Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
- Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
- Nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?
Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
a) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác trong trường hợp không đủ điều kiện; từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên theo quy định của Luật này;
c) Hỗ trợ, ưu đãi cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
d) Lợi dụng quyền hạn để làm trái với các quy định của pháp luật về hỗ trợ, ưu đãi cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có liên quan trong đăng ký, hoạt động và thực hiện hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin sai lệch, không trung thực liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, có 06 hành vi bị Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước theo nội dung nêu trên.
Hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2023 mới nhất?(Hình internet)
Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của Luật này; hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Thực hiện không đúng các nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động theo quy định của Luật này;
d) Cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực, làm giả giấy tờ để trục lợi;
đ) Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.
Như vậy, có 05 hành vi bị Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định trên.
Các hành vi nào được Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
3. Đối với thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm thành viên;
b) Cung cấp thông tin không trung thực cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, có 02 hành vi bị Luật Hợp tác xã nghiêm cấm đối với thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
- (1) Tự nguyện tham gia và mở rộng kết nạp thành viên.
+ Cá nhân, tổ chức tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã coi trọng lợi ích của thành viên, mở rộng kết nạp thành viên; không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo đối với mọi cá nhân tham gia.
- (2) Dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lý.
+ Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
+ Thành viên chính thức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia vào công việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã một cách dân chủ, bình đẳng, không phụ thuộc vào phần vốn góp.
- (3) Trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Thành viên chính thức góp vốn khi gia nhập và được cùng kiểm soát vốn, quỹ và tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc mức độ đóng góp sức lao động.
- (4) Tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Hiến pháp và pháp luật.
- (5) Chú trọng giáo dục, đào tạo và thông tin.
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể cho thành viên, người dân, tầng lớp thanh niên;
+ Thường xuyên giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề kỹ thuật cho thành viên, người lao động;
+ Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các thành viên.
- (6) Tăng cường hợp tác, liên kết.
+ Các thành viên hợp tác, liên kết, tương trợ lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho thành viên và tập thể.
+ Khuyến khích các tổ hợp tác tham gia thành lập hợp tác xã; các hợp tác xã cùng hợp tác để thành lập liên hiệp hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
+ Khuyến khích tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng hợp tác hình thành và tham gia tổ chức đại diện, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam để phát triển phong trào hợp tác xã trong nước và quốc tế.
+ Tăng cường liên kết giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các tổ chức khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước trong hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
- (7) Quan tâm phát triển cộng đồng.
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên quan tâm chăm lo, xây dựng cộng đồng thành viên đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và tham gia phát triển cộng đồng dân cư tại địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế.
Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Riêng khoản 3 khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?