Hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật không?

Hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật không? Câu hỏi của anh Minh ở Nam Định.

Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Di sản văn hóa 2001, quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hóa như sau:

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;
3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

- Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009, quy định như sau:

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Do đó hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)

Mức phạt tiền đối với hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan là bao nhiêu?

Mức phạt tiền đối với cá nhân:

- Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b) Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
...

Theo đó, cá nhân có hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Mức phạt tiền đối với tổ chức:

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tổ chức có hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Mê tín dị đoan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sử dụng văn khấn có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Năm cá nhân số 1 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?
Pháp luật
Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Thái Tuế là gì? Phạm Thái Tuế có nghĩa là gì? Cúng giải hạn sao Thái Tuế là tín ngưỡng hay mê tín dị đoan?
Pháp luật
Năm cá nhân thần số học là gì? Cách tính như thế nào? Xem thần số học có phải là mê tín dị đoan?
Pháp luật
Số chủ đạo theo thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo? Xem thần số học là tín ngưỡng hay mê tín?
Pháp luật
Trộm vía là gì? Trộm vía có phải mê tín dị đoan không? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
Pháp luật
Mê tín dị đoan là gì? Một số hình thức mê tín dị đoan ở Việt Nam? Hoạt động mê tín dị đoan có bị nghiêm cấm không?
Pháp luật
Bói bài Tarot là gì? Bói bài Tarot có bị xử phạt hành chính không? Hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mê tín dị đoan
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,726 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mê tín dị đoan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mê tín dị đoan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào