Hành vi không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự sẽ bị xử phạt thế nào?
- Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự?
- Có bao nhiêu phương thức tống đạt văn bản, thông báo văn bảo tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự?
- Không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Xử phạt hành vi không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính?
Căn cứ vào Điều 19 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
b) Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt hoặc thông báo theo yêu cầu của Tòa án;
b) Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án không đúng quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Như vậy, hành vi không thực hiện việc tống đạt văn bản hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm.
Hành vi không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự sẽ bị xử phạt thế nào?
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự?
Căn cứ vào Điều 172 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
5. Người có chức năng tống đạt.
6. Những người khác mà pháp luật có quy định.
Theo đó, những đối tượng thuộc quy định nêu trên sẽ tiến hành tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự.
Có bao nhiêu phương thức tống đạt văn bản, thông báo văn bảo tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự?
Căn cứ vào Điều 173 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Niêm yết công khai.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
Như vậy, việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử, thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai.
Không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 493 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án
Người có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
1. Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
2. Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt, thông báo theo yêu cầu của Tòa án;
3. Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện;
4. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
Theo như quy định trên thì căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi không tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?