Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN?
Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Hành vi vi phạm về khai báo
...
2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ di động có một trong các vi phạm sau:
a) Không khai báo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiến hành công việc bức xạ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đến và đi khỏi địa phương,
b) Khai báo không đầy đủ một trong các thông tin: số lượng, mã hiệu, số xê-ri, đặc trưng kỹ thuật (hoạt độ phóng xạ hoặc công suất) của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; thời gian, địa điểm tiến hành công việc bức xạ.
...
Liên hệ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ khi thiết bị bức xạ được chuyển khỏi cơ sở.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ di động có một trong các vi phạm sau:
- Không khai báo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiến hành công việc bức xạ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đến và đi khỏi địa phương,
- Khai báo không đầy đủ một trong các thông tin: số lượng, mã hiệu, số xê-ri, đặc trưng kỹ thuật (hoạt độ phóng xạ hoặc công suất) của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; thời gian, địa điểm tiến hành công việc bức xạ.
Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN? (Hình từ internet)
Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, quy định như sau:
Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ khi thiết bị bức xạ được chuyển khỏi cơ sở.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần cá nhân.
Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ phải có các biện pháp bảo đảm an ninh nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, quy định về tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ phải có các biện pháp bảo đảm an ninh như sau:
- Kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
- Không cho phép cá nhân không có nhiệm vụ tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
- Thực hiện quy định về kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ghi trong giấy phép;
- Việc chuyển giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở tiến hành công việc bức xạ phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền và có biên bản bàn giao;
- Tiến hành kiểm đếm định kỳ ít nhất một năm một lần để bảo đảm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được để đúng nơi quy định trong điều kiện an ninh;
- Bảo vệ bí mật các biện pháp an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
- Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có được thực hiện khi bên thuê trả lại nhà ở đang thuê không?
- Công ty TNHH một thành viên được phát hành cổ phần trong trường hợp nào theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào?
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?