Hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định khác về thẩm định giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm các quy định khác về thẩm định giá
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
Như vậy, đối với hành vi thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Theo đó, hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá bị xử phạt với mức phạt tiền như sau:
- Đối với Thẩm định viên về giá: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Đối với Doanh nghiệp thẩm định giá: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP)
Bên cạnh đó, căn cứ điểm b khoản 7 Điều 23 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm các quy định khác về thẩm định giá
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Theo đó, hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá ngoài phải chịu hình thức xử phạt bằng tiền, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá.
Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 7 năm 2024.
Hành vi gian dối khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình ảnh Internet)
Hành vi bị nghiêm cấm đối với Doanh nghiệp thẩm định giá và Thẩm định viên về giá là gì?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Luật Giá 2023 quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với Doanh nghiệp thẩm định giá và Thẩm định viên về giá gồm:
(1) Đối với doanh nghiệp thẩm định giá:
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Kê khai không chính xác, không trung thực, giả mạo hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, hồ sơ đăng ký hành nghề của thẩm định viên về giá;
- Phát hành khống chứng thư thẩm định giá;
- Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
(2) Đối với thẩm định viên về giá:
- Thông tin không chính xác, không trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;
- Giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
- Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Giá 2023;
- Thực hiện thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Lập khống báo cáo thẩm định giá, các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
- Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá phải công khai các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
...
3. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp;
b) Thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm;
c) Bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Như vậy, Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung về danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp; thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm; bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 3A hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ theo Thông tư 22 như thế nào?
- Tổng hợp đề thi HSG quốc gia 2024 2025 chính thức ngày 1, 2? Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2024 2025 thế nào?
- Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
- Gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ 25/12/2024?
- Tải về mẫu bản cam kết thực hiện an toàn lao động trong hoạt động thi công xây dựng mới nhất hiện nay?