Hành vi bạo lực gia đình đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng là hành vi nào?
Hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2023/NĐ-CP những hành vi sau được xác định là hành vi bạo lực gia đình đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý
- Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
Hành vi bạo lực gia đình đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng? (Hình ảnh từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi sau bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình:
(1) Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
(2) Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
(3) Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
(4) Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
(5) Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(7) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Tố giác hành vi bạo lực gia đình ở những nơi nào và quy trình xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra, việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Gọi điện, nhắn tin;
- Gửi đơn, thư;
- Trực tiếp báo tin.
Tiếp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì việc tiếp nhận xử lý tin báo như sau:
Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
- Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;
- Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?