Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào?
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào?
- Quá cảnh và chuyển tải hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào?
- Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào?
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng, cấy, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.
- Hàng hóa được chế biến từ động vật sống tại đó.
- Động vật thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
- Hàng hóa thu được từ việc nuôi trồng thủy sản tại đó.
- Khoáng sản hoặc chất sản sinh tự nhiên khác không bao gồm những hàng hóa trên, được chiết xuất hoặc lấy ra tại đó.
- Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển, đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên và theo luật quốc tế, nằm bên ngoài lãnh hải của các Nước không phải là thành viên thuộc các tàu đã được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm đề cập tại khoản 7 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BCT này ngay trên boong tàu được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
- Hàng hóa ngoại trừ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác đánh bắt, thu được từ một Nước thành viên hoặc một cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên, và ngoài các khu vực mà các Nước không phải là thành viên thực hiện quyền tài phán với điều kiện Nước thành viên hoặc người của Nước thành viên có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất đó theo quy định của luật quốc tế.
- Phế thải, phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại đó với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu.
- Hàng hóa được sản xuất tại đó chỉ từ các hàng hóa theo trên hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quá cảnh và chuyển tải hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về quá cảnh và chuyển tải hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:
- Hàng hóa được vận chuyển tới Nước thành viên nhập khẩu vẫn được giữ nguyên xuất xứ nếu không quá cảnh, chuyển tải qua lãnh thổ của Nước không phải thành viên.
- Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều Nước không phải thành viên, hàng hóa đó được giữ nguyên xuất xứ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công nào bên ngoài lãnh thổ các Nước thành viên, trừ trường hợp:
++ Bốc, dỡ hàng, chia tách lô hàng, lưu kho, dán nhãn hoặc đánh dấu theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu; hoặc
++ Các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới lãnh thổ của Nước thành viên nhập khẩu.
+ Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan trong lãnh thổ của Nước không phải thành viên.
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định như sau:
- Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ nhưng sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo và đáp ứng các quy định tại Thông tư này thì được coi là có xuất xứ khi xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất hàng hóa đó hay không.
- Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, trị giá dưới đây có thể được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực:
+ Trị giá của quá trình gia công nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;
+ Trị giá của bất kỳ nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?