Hạn mức giao đất ở và công nhận đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng là bao nhiêu?
Hạn mức giao đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Quy định về việc quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 31/2020/QĐ-UBND) thì hạn mức giao đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định như sau:
(1) Quận Hải Châu:
- Phường Hoà Cường Bắc, Hòa Cường Nam: 150 m2/hộ;
- Các phường còn lại: 100 m2/hộ.
(2) Quận Thanh Khê:
- Phường An Khê, Hoà Khê,
Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây: 150 m2/hộ;
- Các phường còn lại: 100 m2/hộ.
(3) Quận Sơn Trà: 150 m2/hộ.
(4) Quận Ngũ Hành Sơn:
- Trường hợp sử dụng đất ở vị trí nằm mặt tiền các đường: Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa: 150 m2/hộ;
- Phường Mỹ An, Khuê Mỹ: 150 m2/hộ;
- Phường Hòa Quý, Hòa Hải (các vị trí còn lại): 200 m2/hộ.
(5) Quận Liên Chiểu:
- Trường hợp sử dụng đất ở vị trí nằm mặt tiền các đường: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Cừ, Âu Cơ, đường tránh Hải Vân - Tuý Loan: 150 m2/hộ;
- Các vị trí còn lại: 200 m2/hộ.
(6) Quận Cẩm Lệ:
- Phường Khuê Trung: 150 m2/hộ;
- Trường hợp sử dụng đất ở vị trí mặt tiền các đường: Quốc lộ 1A, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Cách Mạng Tháng 8, Quốc lộ 14B: 150 m2/hộ;
- Các vị trí còn lại: 200 m2/hộ.
(7) Huyện Hòa Vang:
- Trường hợp sử dụng đất ở vị trí nằm mặt tiền các đường: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 601 (đoạn thuộc xã Hòa Sơn), ĐT 602, ĐT 605, đường tránh Hải Vân - Túy Loan, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ: 150 m2/hộ;
- Xã Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Sơn, Hòa Liên (các vị trí còn lại): 200 m2/hộ;
- Xã Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Ninh (các vị trí còn lại); 300 m2/hộ.
(8) Huyện Hoàng Sa: 300 m2/hộ.
Hạn mức giao đất và công nhận đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn TP Đà Nẵng là bao nhiêu?
Hạn mức công nhận đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Quy định về việc quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng thì hạn mức công nhận đất ở (đất thổ cư) cho mỗi hộ gia đình được quy định như sau:
- Trường hợp hộ gia đình có từ 8 (tám) nhân khẩu trở xuống thì hạn mức công nhận đất ở bằng 2 (hai) lần hạn mức giao đất ở tương ứng với từng khu vực được quy định tại Điều 3 của Quy định này.
- Trường hợp hộ gia đình có từ 9 (chín) nhân khẩu trở lên thì hạn mức công nhận đất ở bằng 3 (ba) lần hạn mức giao đất ở tương ứng với từng khu vực được quy định tại Điều 3 của Quy định này.
Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đâu tại Thành phố Đà Nẵng?
Theo Điều 7 Quy định về việc quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng thì nơi để nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở TP Đà Nẵng được quy định như sau:
"Điều 7. Nơi nộp hồ sơ và trao Giấy chứng nhận
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND quận.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi có đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai thành phố.
3. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoặc nhận Giấy chứng nhận thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài được hình thành từ đâu? Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện đúng không?
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?
- Lệ phí môn bài bậc 1 bao nhiêu tiền 2025? Những trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài 2025?