Hà Nội: Hướng dẫn thực hiện quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm, 01 tháng của người lao động?
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động các nội dung của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15
- Tăng khung làm thêm theo tháng, năm đối với người lao động theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15
- Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động các nội dung của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15
Theo quy định tại Mục 1 Công văn 304/LĐLĐ Hà Nội năm 2022 thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động cụ thể như sau:
(1) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động các nội dung của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc làm thêm giờ của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật trong đó lưu ý một số nội dung:
- Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng kể từ ngày 01/4/2022.
- Khi tổ chức thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị quyết phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về An toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày: Tiền lương phải trả cho người lao động khi làm thêm giờ; Các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm: Thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm...).
- Khi tổ chức thực hiện làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm theo quy định của Nghị quyết, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019.
Hướng dẫn thực hiện quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm, 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội?
Tăng khung làm thêm theo tháng, năm đối với người lao động theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15
Tại Mục 2 Công văn 304/LĐLĐ Hà Nội năm 2022 thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về tăng khung làm thêm theo tháng, năm đối với người lao động cụ thể như sau:
Các quy định của Nghị quyết về tăng khung làm thêm theo tháng, năm đối với người lao động chỉ được thực hiện áp dụng cho đến hết ngày 31/12/2022, trừ trường hợp Quốc hội kéo dài thời gian thực hiện.
Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15
Đối với thông tin về chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 thì tại Mục 3 Công văn 304/LĐLĐ Hà Nội năm 2022 thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện Nghị quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở tăng cường, nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Trong đó, lưu ý các nội dung đối thoại, thương lượng có liên quan đến việc tổ chức làm thêm giờ như:
- Thương lượng mức tiền lương làm thêm giờ trả cho người lao động cao hơn mức lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả, để động viên và đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động.
- Nếu thời gian làm thêm trong 1 ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, đề nghị người SDLĐ cử sau 90 phút làm việc thêm giờ thì bố trí nghỉ giải lao ít nhất 10 phút, nhất là đối với NLĐ làm việc ở các dây chuyền sản xuất liên tục.
- Đề xuất, thương lượng với doanh nghiệp bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm giờ, Quan tâm cung cấp bữa ăn ca đảm bảo đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức quy định tại Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/01/2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.
- Đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho NLĐ, nhất là lao động có con nhỏ dưới 6 tuổi.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp công đoàn phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ; Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, các vụ ngừng việc tập thể, đình công có liên quan đến điều chỉnh thời gian làm thêm giờ, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?