Hà Nội hỏa tốc yêu cầu thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trước tình hình dịch bệnh gia tăng?
Tình hình Covid-19 gia tăng: Hà Nội ra Công văn hỏa tốc yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19?
Ngày 18/4/2023, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 1149/UBND-KGV năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó tại Công văn 1149/UBND-KGV năm 2023, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có những yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch
- Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang
Yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, Thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Kiên quyết, kiên trì và kiên định đảm bảo kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội.
- Phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; đảm bảo nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế: khẩu trang, khử khuẩn và các thông điệp liên quan để người dân chủ động phòng, chống dịch COVID-19.
- Thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch
- Triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, tuyên truyền lợi ích hiệu quả vắc xin
- Chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cơ sở theo diễn biến dịch bệnh, giám sát người nhiễm COVID-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ khi mắc COVID-19.
Yêu cầu Sở Y tế
- Cơ quan thường trực phòng, chống dịch của Thành phố thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch của Trung ương, chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác phòng, chống dịch.
- Đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Tổ chức đánh giá cấp độ dịch.
- Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh.
- Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ; phân công số giường bệnh điều trị COVID-19 cụ thể đến từng đơn vị; bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị.
Tình hình Covid-19 gia tăng: Hà Nội ra Công văn hỏa tốc yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19? (Hình từ Internet)
Triệu chứng nghi ngờ của bệnh Covid-19 là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 quy định như sau:
1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19
1.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:
- Sốt và ho; hoặc
- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.
b) Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục 1.2).
c) Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.
Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.
Theo đó, ca bệnh nghi ngờ Covid khi có những triệu chứng như sốt, ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.
Ngoài ra còn có trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2; trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.
Năm 2023, các đối tượng và địa điểm nào phải đeo khẩu trang?
Căn cứ tại điểm 1.2 tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
1.2. Áp dụng cụ thể với một số địa điểm, đối tượng sau:
a) Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế:
- Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
- Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ Y tế.
b) Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi,...): Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.
c) Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
d) Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
đ) Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.
e) Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Theo đó các đối tượng và địa điểm trên phải đeo khẩu trang trong năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?