Hà Nội đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha đất xây dựng các công trình y tế theo Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Hà Nội đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha đất xây dựng các công trình y tế theo Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Hà Nội đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha đất xây dựng các công trình y tế theo Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đất xây dựng các công trình y tế như sau:

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
5. Y tế
Vùng Thủ đô Hà Nội là trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao, lớn nhất cả nước, được phân bổ phù hợp giữa Hà Nội và các địa phương, không chỉ phục vụ nội Vùng mà còn cho cả các vùng lân cận, với tổng nhu cầu giường bệnh toàn vùng đến năm 2030 Khoảng 73.800 - 88.000 giường. Trong đó:
- Thành phố Hà Nội: Phát huy vai trò là trung tâm y tế lớn của cả nước. Đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Thực hiện di dời các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư.
- Hình thành các trung tâm y tế đa khoa và chuyên khoa, các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện trung ương tại các đô thị tỉnh lỵ như: Phủ Lý, Hải Dương, Thái Nguyên, Việt Trì để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại các địa phương và hạn chế bệnh nhân tập trung vào khu vực nội đô thành phố Hà Nội.
- Phát triển mạng lưới y tế tại cấp quận/huyện/thị xã để nâng cao năng lực khám chữa bệnh, dễ tiếp cận dịch vụ y tế đối với người dân. Đặc biệt quan tâm tới hệ thống cơ sở y tế cộng đồng.
Dự kiến đất xây dựng các công trình y tế đến năm 2030 Khoảng 750 - 880 ha (Hà Nội 300 - 365 ha, Vĩnh Phúc 50 - 70 ha, Bắc Ninh 40 - 55 ha, Hải Dương 70 - 75 ha, Hưng Yên 40 ha, Hà Nam 50 - 60 ha, Hòa Bình 30 ha, Phú Thọ 60 ha, Thái Nguyên 60 - 70 ha, Bắc Giang 50 - 55 ha).

Theo quy định trên, Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đất xây dựng các công trình y tế trong đó Hà Nội đến năm 2030 đạt 300 - 365 ha.

Hà Nội đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha đất xây dựng các công trình y tế  theo Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Hà Nội đến năm 2030 đạt bao nhiêu ha đất xây dựng các công trình y tế theo Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ? (Hình từ Internet)

Mục tiêu Quyết định 768/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định mục tiêu phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng; đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.

- Đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo Điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.

- Làm cơ sở cho lập và Điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.

Bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Thủ đô 2012, bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô có những nội dung như sau:

[1] Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

[2] Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:

- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;

- Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.

Đất xây dựng các công trình y tế
Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào ngừng cấp điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Thủ đô cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở trên bãi sông Hồng và sông Đuống?
Pháp luật
Từ 1/7/2025, Thành phố Hà Nội có được phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất 2024? Mục tiêu đến 2030 tầm nhìn 2045 phát triển Thủ đô ra sao?
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất xây dựng các công trình y tế
2,273 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất xây dựng các công trình y tế Phát triển Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất xây dựng các công trình y tế Xem toàn bộ văn bản về Phát triển Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào