Gửi đơn yêu cầu thi hành án hành chính nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án thì Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
- Thời hạn tự nguyện thi hành án hành chính được xác định như thế nào?
- Gửi đơn yêu cầu thi hành án hành chính nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án thì Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
- Trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Thời hạn tự nguyện thi hành án hành chính được xác định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án
...
2. Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định như sau:
a) Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản này bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.
Theo đó, tùy từng trường hợp khác nhau mà thời hạn tự nguyện thi hành án hành chính là phải thi hành ngay bản án, quyết định của Toà án hoặc trong thời hạn 30 ngày.
Gửi đơn yêu cầu thi hành án hành chính nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án thì Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
Gửi đơn yêu cầu thi hành án hành chính nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án thì Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 312 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Yêu cầu, quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Đồng thời, căn cứ vào tiểu mục 7 Mục 5 Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 quy định như sau:
7. Người được thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Trường hợp này Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?
Khoản 1 Điều 312 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì: “Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án”.
Trường hợp người được thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án sau thời hạn 01 năm thì Tòa án yêu cầu họ phải chứng minh do trở ngại khách quan (theo Khoản 13 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) hoặc sự kiện bất khả kháng (theo Khoản 14 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) dẫn đến việc nộp đơn yêu cầu thi hành án chậm hơn thời hạn luật định. Nếu họ chứng minh được việc đề nghị thi hành án quá hạn là do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Trường hợp họ không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu.
Theo đó, trường hợp người được thi hành án hành chính gửi đơn yêu cầu thi hành án nhưng sau thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án yêu cầu họ phải chứng minh do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc nộp đơn yêu cầu thi hành án chậm hơn thời hạn luật định.
Nếu họ chứng minh được việc đề nghị thi hành án quá hạn là do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Trường hợp họ không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu.
Trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 và khoản 14 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng như sau:
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ của mình.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?