Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?
- Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?
- Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng theo quy định pháp luật?
- Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật?
Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?
Hầu hết giờ làm việc của ngân hàng BIDV bắt đầu từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật và các ngày lễ tết theo quy định.
Giờ làm việc của ngân hàng BIDV cụ thể như sau:
Hà Nội: Thứ hai - thứ sáu:
Buổi Sáng : Từ 8h00 đến 11h30 hoặc 12h00
Buổi Chiều : Từ 13h00 – 16h30 -17h00.
TP.HCM: Thứ hai - thứ sáu:
Buổi Sáng : Từ 7h30 đến 11h30
Buổi Chiều : Từ 13h00 đến 16h30 (một số nơi sẽ làm việc đến 17h00)
Tuy nhiên có một số nơi để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng một số phòng giao dịch của ngân hàng BIDV vẫn làm việc vào buổi sáng thứ 7 thời gian làm việc thông thường sẽ bắt đầu từ 8h30 đến 11h30.
Lưu ý: Khách hàng vẫn nên liên hệ trước với chi nhánh, phòng giao dịch cần đến để đảm bảo giờ làm việc ngân hàng chính xác nhất.
Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không? (Hình từ internet)
Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:
1. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;
2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;
3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;
4. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
5. Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Theo đó, về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, ngân hàng BIDV có trách nhiệm như sau:
- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;
- Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
- Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch.
- Không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên (trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng).
Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Bảo mật thông tin
1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Theo đó, tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng BIDV nói riêng phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm theo quy định trên trong việc bảo mật thông tin khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?