Giấy xác nhận cư trú sẽ có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp theo đề xuất của Bộ Công an đúng không?
Giấy xác nhận cư trú sẽ có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp theo đề xuất của Bộ Công an?
Căn cứ Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú; Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư 57/2021/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (gọi tắt là "Dự thảo Thông tư").
Theo đó, tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
Xác nhận thông tin về cư trú
...
2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin cư trú, thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Như vậy, theo nội dung được đề xuất trên, đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú thì Giấy xác nhận cư trú sẽ có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.
So với quy định hiện nay, thời hạn sử dụng Giấy xác nhận cư trú trong trường hợp xác nhận thông tin về cư trú là 30 ngày kể từ ngày cấp.
Giấy xác nhận cư trú sẽ có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp theo đề xuất của Bộ Công an đúng không? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận hồ sơ, thông báo kết quả đăng ký cư trú hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và thông báo về kết quả đăng ký cư trú
1. Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú được thực hiện dưới hình thức trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
2. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì người yêu cầu đăng ký cư trú có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
3. Trường hợp thực hiện đăng ký cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thì người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin và đính kèm bản quét hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết theo quy định. Công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi có yêu cầu của người làm công tác đăng ký cư trú.
4. Việc thông báo về kết quả đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng được thực hiện dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử đến hộp thư điện tử hoặc điện thoại, trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, ứng dụng trên thiết bị điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
5. Cơ quan đăng ký cư trú có quyền từ chối giải quyết đăng ký cư trú, xác nhận thông tin về cư trú và không hoàn trả lại lệ phí (trường hợp đã nộp lệ phí) nếu phát hiện giấy tờ, tài liệu công dân đã cung cấp bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả.
Như vậy, việc tiếp nhận hồ sơ, thông báo kết quả đăng ký cư trú hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên thông qua các hình thức: trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Người dân có thể phản ánh thông tin về giấy xác nhận cư trú thông qua những hình thức nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BCA về tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức
...
2. Thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận thông qua các hình thức dưới đây:
a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú;
b) Điện thoại, đường dây nóng do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
c) Hòm thư góp ý, hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
d) Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
đ) Trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương;
e) Qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, người dân có thể phản ánh thông tin về giấy xác nhận cư trú thông qua 05 hình thức nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?