Giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy từ ngày 17/9/2024 có đúng không?
Giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy từ ngày 17/9/2024 có đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Phụ lục 01 kèm theo Quyết định 2733/QĐ-BYT về hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh như sau:
Sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh
...
3. Bước 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh: bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong Sổ sức khoẻ VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị.
Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy.
Theo đó, từ ngày 17/9/2024, các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy bao gồm Giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID.
Lưu ý: Trên đây chỉ mới là THÍ ĐIỂM về Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh.
Giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy từ ngày 17/9/2024 có đúng không? (Hình ảnh Internet)
Người nào có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Theo đó, đối với giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì các chủ thể có thẩm quyền ký gồm:
- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
- Còn nếu trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Khi chuyển tuyến cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến như sau:
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
(3) Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
- Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
- Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
(4) Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
- Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;
- Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
(5) Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại (1), (2), (3) và (4) được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại (1), (2), (3) và (4) được coi là chuyển vượt tuyến.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại (1), (2), (3) và (4) nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?