Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do cơ quan nào cấp?
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do cơ quan nào cấp?
- Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm những tài liệu gì?
- Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền gì?
- Gia đình của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do cơ quan nào cấp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình cho người chưa thành niên trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người chưa thành niên chấp hành xong biện pháp.
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được lưu hồ sơ.
Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận gửi cho gia đình của người chưa thành niên.
Như vậy theo quy định trên Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do cơ quan nào cấp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gồm các tài liệu sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
b) Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
c) Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm có:
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
- Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
- Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyền của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
b) Không bị phân biệt đối xử;
c) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
đ) Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật;
e) Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
2. Nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tích cực học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự giáo dục, quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường và người được phân công phối hợp giám sát.
Như vậy theo quy định trên người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền như sau:
- Được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú.
- Không bị phân biệt đối xử.
- Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.
- Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập.
- Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định.
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
Gia đình của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định gia đình của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có trách nhiệm như sau:
- Quản lý, giám sát người chưa thành niên.
- Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.
- Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên.
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?