Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025: Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D?
Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường đô thị A, B như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D
2.1. Đường cấp A
- Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 4,5 m.
2.2. Đường cấp B
- Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
- Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 3,5 m."
Như vậy, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường A, B được quy định như trên.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường đô thị C, D?
Căn cứ tiểu mục 2 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
2.3. Đường cấp C
- Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15 m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m.
2.4. Đường cấp D
- Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
- Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m.
Chú thích: Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.
Đối với các tuyến đường đô thị hoặc đường có xe đạp và xe súc vật kéo thường xuyên đi qua, độ dốc dọc lớn nhất của đường nên thiết kế không lớn hơn 5%.
Đối với đường cấp C (ngay cả đường cấp B khi thấy cần thiết) phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau ngược chiều. Khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không nhỏ hơn 500 m đối với đường cấp B, 300 m đối với đường cấp C. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2 ÷ 3m, chiều dài đoạn tránh xe 10 ÷ 15 m kể cả đoạn vuốt nối."
Như vậy, đối với tuyến đường cấp C, cấp D được quy định như trên.
Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025: Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn của kỹ thuật của nền đường dựa trên điều kiện tự nhiên như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nền đường
3.1. Dựa trên các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, thủy văn, vật liệu...) của tuyến đường đi qua, kết hợp với phương pháp thi công để thiết kế sao cho nền đường phải bảo đảm ổn định, duy trì được các kích thước hình học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và của các yếu tố thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.
3.2. Phải bảo đảm việc xây dựng nền đường ít phá hoại sự cân bằng tự nhiên vốn có và không gây tác động xấu đến môi trường, không phá hoại cảnh quan của vùng, vi phạm những quy định của các công trình xây dựng liền kề khác.
3.3. Cao độ thiết kế mép nền đường ở những đoạn ven sông, đầu cầu nhỏ, cống, các đoạn qua các cánh đồng ngập nước phải cao hơn mức nước ngập theo tần suất tính toán ít nhất là 0,5 m, Tần suất tính toán thủy văn với nền đường và các công trình cầu nhỏ, cống xem Điều 5.1.
3.4. Nền đắp trên sườn dốc thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 20% thì trước khi đắp phải đánh cấp sườn dốc."
Như vậy, tiêu chuẩn kỹ thuật của nền đường dựa trên các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, thủy văn, vật liệu...) của tuyến đường đi qua được quy định như trên.
Bảng mẫu quy định đối với độ dốc của mái nền đường đắp và độ dốc của mái nền đường đào?
Căn cứ tiểu mục 3 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Độ dốc của mái nền đường đắp phụ thuộc vào loại đất đắp nền đường quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Quy định về độ dốc của mái nền đường đắp
Ngoài ra, phải trồng cỏ trên mái nền đường đắp bằng đất để chống xói bảo vệ nền đường.
Độ dốc của mái nền đường đào phụ thuộc vào loại đất đá nền đào quy định ở Bảng 3.
Bảng 3 - Quy định về độ dốc của mái nền đường đào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?