Giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Bao nhiêu giảng viên được tham gia Hội đồng trường cao đẳng sư phạm?
Nhà giáo trong trường cao đẳng sư phạm được gọi là giáo viên hay giảng viên?
Căn cứ Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định như sau:
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Theo đó, nhà giáo trong trong trường cao đẳng sư phạm được thì được gọi là giảng viên.
Giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Bao nhiêu giảng viên được tham gia Hội đồng trường cao đẳng sư phạm? (Hình từ Internet)
Giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên và cán bộ quản lý
1. Giảng viên
a) Trình độ chuẩn của giảng viên trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của giảng viên trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi giảng dạy trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tương ứng với từng trình độ đào tạo, khi giảng dạy các trình độ của giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo ngoài nhóm ngành giáo viên;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, giảng viên trong trường cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Trình độ chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt;
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
+ Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
+ Có lý lịch rõ ràng.
- Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của giảng viên trường cao đẳng sư phạm thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi giảng dạy trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tương ứng với từng trình độ đào tạo, khi giảng dạy các trình độ của giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo ngoài nhóm ngành giáo viên;
Giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên và cán bộ quản lý
...
3. Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên, cán bộ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm
a) Giảng viên, cán bộ quản lý làm công tác giảng dạy, quản lý trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức; quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Chính phủ và các quy định của pháp luật về lao động.
b) Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng như sau:
- Giảng viên, cán bộ quản lý làm công tác giảng dạy, quản lý trong trường cao đẳng sư phạm được tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức; quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Chính phủ và các quy định của pháp luật về lao động.
- Việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.
Bao nhiêu giảng viên được tham gia Hội đồng trường cao đẳng sư phạm?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hội đồng trường
...
2. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm được quy định như sau:
a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường;
b) Thành viên trong trường bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường cao đẳng sư phạm.
- Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư Đảng ủy trường, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn và bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường;
- Thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường bao gồm thành viên đại diện giảng viên (chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường) và thành viên đại diện viên chức, người lao động của trường.
Theo đó, số thành viên đại diện giảng viên tham gia Hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm là tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường.
Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 14/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?