Giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được điều chỉnh từ 21/04/2023 như thế nào?

Xin hỏi, giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được điều chỉnh từ 21/04/2023 như thế nào? Anh Hữu -Quảng Ngãi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2023, ngày 21/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Biện pháp sử dụng bãi sông để phòng chống lũ tại sông Hồng, sông Thái bình được sửa đổi như thế nào?

Căn cứ Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2023 sửa đổi, bổ sung các giải pháp phòng, chống lũ là sử dụng bãi sông tại sông Hồng, sông Thái Bình. Theo quy định mới:

*Sử dụng bãi sông:

- Các khu vực dân cư hiện có nằm ngoài bãi sông:

+ Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.

+ Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết tại Phụ lục II).

+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.

+ Các khu vực dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này được tồn tại, bảo vệ:

Được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều 2006, UBND các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.

Đối với các khu dân cư hiện có chưa có tại Phụ lục III: UBND cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào Quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều 2006.

(2) Diện tích < 5ha và có từ 400 người (hoặc 100 hộ) trở lên.

(3) Diện tích > 5ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/1 ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp.

(4) Có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.

- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại (chi tiết theo Phụ lục IV).

Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông, phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.

chống lũ

Giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được điều chỉnh từ 21/04/2023 như thế nào? (Hình internet)

Quy định về giải pháp phòng chống lũ thì các bãi sông tại sông Hồng và sông Thái Bình được nghiên cứu xây dựng như thế nào?

- Theo đó, tại điểm b khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định 257/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2023 thì các bãi sông được nghiên cứu xây dựng:

+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều 2006 chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V).

Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông; phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.

+ Trường hợp điều chỉnh tăng tỷ lệ diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 bãi sông vượt quá 5%, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tính toán đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và công trình, nhà ở trên bãi sông khi có lũ, đồng thời phải đảm bảo tổng diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 tuyến sông thuộc tỉnh (bao gồm cả hai bên bờ sông thuộc tỉnh, nếu có) không vượt quá 5% tổng diện tích bãi sông quy định tại Phụ lục V;

Đồng thời xác định cụ thể vị trí, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và đưa vào phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc sử dụng các bãi sông còn lại tại sông Hồng, sông Thái Bình được hướng dẫn như thế nào ?

- Cũng tại Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ các khu vực bãi sông còn lại:

+ Được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều 2006; không được tôn cao bãi sông hiện có.

+ Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều 2006 và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, chứa lũ và không làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Đồng thời, Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2023 cũng điều chỉnh nội dung sau: "Khi sử dụng bãi sông nơi chưa công trình xây dựngcó công trình xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở phải lập dự án đầu tư cụ thể, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của Điều 26 Luật Đê điều 2006.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
670 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào