Được phép tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh, thiên tai trong những trường hợp nào?
Nguyên tắc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC quy định nguyên tắc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh như sau:
Khi áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Chỉ áp dụng khi có đủ các căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC, Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC.
- Bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
- Bảo đảm thận trọng khi quyết định áp dụng đối với từng vụ việc, vụ án cụ thể, nghiêm cấm việc lạm dụng.
- Bảo đảm kiểm soát tội phạm, không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc, vụ án khi được phục hồi.
Được phép tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh, thiên tai trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Được phép tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp bất khả kháng do thiên tai khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC quy định như sau:
Tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai quy định tại điểm c khoản 1 Điều 148, điểm d khoản 1 Điều 229 hoặc điểm d khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật mà không thể tiến hành được một hoặc một số hoạt động tố tụng để kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kết thúc điều tra hoặc quyết định việc truy tố do thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc thời hạn quyết định việc truy tố.
2. Các trường hợp bất khả kháng do thiên tai:
a) Người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang ở vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
b) Địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Như vậy theo quy định trên trường hợp bất khả kháng do thiên tai được phép tạm đình chỉ vụ án bao gồm:
- Người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang ở vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
- Địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Được phép tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC quy định như sau:
Tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 148, điểm d khoản 1 Điều 229 hoặc điểm d khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật mà không thể tiến hành được một hoặc một số hoạt động tố tụng để kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kết thúc điều tra hoặc quyết định việc truy tố do thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc thời hạn quyết định việc truy tố.
2. Các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh:
a) Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người tham gia tố tụng đang bị cách ly y tế theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền do bị mắc bệnh dịch thuộc nhóm A hoặc do thuộc trường hợp khác liên quan đến bệnh dịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
c) Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Như vậy theo quy định trên được phép tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh như sau:
- Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Người tham gia tố tụng đang bị cách ly y tế theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền do bị mắc bệnh dịch thuộc nhóm A hoặc do thuộc trường hợp khác liên quan đến bệnh dịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?