Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP sửa đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ?
Đã có Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn đúng không?
Nhằm cải thiện các vấn đề phát sinh từ thực tiễn của các doanh nghiệp và cơ quan thuế trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, các vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung bao gồm:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hoá đơn đã lập sai nhằm quy đinh minh bạch tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện.
- Bổ sung quy định quản lý chứng từ trong hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược.
- Bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ điện tử.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về tra cứu, cung cấp sử dụng thông tin HĐĐT.
- Hoàn thiện các biểu mẫu theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu.
Xem toàn bộ Dự thảo sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP tại đây: tải
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP sửa đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ? (Hình từ internet)
Đề xuất sửa đổi quy định xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đối với hàng hóa trả lại như thế nào?
Hiện hành tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không có quy định cụ thể cách xử lý đối với trường hợp hóa đơn lập trùng, phát sinh việc trả lại hàng hoá, huỷ cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên thực tế phát sinh các trường hợp người mua, người bán đã kê khai thuế sau đó mới phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót; trường hợp bên bán tự ý huỷ, thay thế hoá đơn sẽ gây ảnh hưởng đến người mua.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý hoá đơn đối với trường hợp trả lại hàng hoá như sau:
...
d) Xử lý hóa đơn điện tử đã lập trong trường hợp trả lại hàng hoá:
d.1) Trường hợp người mua trả lại toàn bộ hàng hóa thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d.2) Trường hợp người mua trả lại một phần hàng hoá thì người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
d.3) Trường hợp hàng hoá là tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại hàng hoá, nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua thực hiện lập hóa đơn trả lại hàng cho người bán.
Đối với các trường hợp quy định tại điểm d.1, d.2, d.3, người bán, người mua phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc trả lại hàng hóa và phải xuất trình khi được yêu cầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất cách xử lý cụ thể tương ứng với từng trường hợp phát sinh trong thực tế như:
- Nếu người mua trả lại toàn bộ hàng hóa thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập
- Nếu người mua trả lại một phần hàng hoá thì người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử điều chỉnh
- Nếu hàng hoá là tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua thì khi trả lại hàng hoá, nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua thực hiện lập hóa đơn trả lại hàng cho người bán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng nêu rõ các trường hợp trả lại hàng hoá, người bán, người mua phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc trả lại hàng hóa và phải xuất trình khi được yêu cầu.
Đề xuất bổ sung quy định về đối tượng áp dụng hoá đơn điện tử?
Hiện hành, khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
...
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong đó có ngành nghề thuộc diện áp dụng hoá đơn điện tử không có mã và hoạt động kinh doanh khác mà quy định hiện hành không hướng dẫn rõ việc áp dụng hoá đơn điện tử, ngoài ra còn có những trường hợp doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Toà án thì cần đưa vào diện áp dụng HĐĐT theo từng lần phát sinh để cơ quan thuế kiểm soát quản lý. Thủ tục cấp hoá đơn điện tử theo từng lần phát sinh chưa rõ về việc kê khai, nộp thuế cũng như việc xử lý sai sót.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định hiện hành theo hướng:
Đối với doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có ngành nghề quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, các hoạt động kinh doanh khác không thuộc nhóm ngành nghề nêu trên và doanh nghiệp không thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cho toàn bộ hoạt động kinh doanh
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng đề xuất bổ sung trường hợp được cấp HĐĐT là theo từng lần phát sinh gồm: Hộ kinh doanh sau khi giải thể, phá sản, doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Tòa án; DNCX khi có hoạt động thanh lý tài sản.
+ Quy định rõ về việc kê khai, nộp thuế cũng như việc xử lý sai sót.
+ Bổ sung quy định áp dụng HĐĐT của tổ chức cho thuê tài chính, hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
>> Xem thêm: Đề xuất sửa đổi cách xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?