Dự thảo mới về việc yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài? Từ chối dẫn độ công dân Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
- Bộ Công an tiếp nhận, xử lý yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?
- Trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ có nhiều quốc tịch thì việc xác minh quốc tịch được thực hiện như thế nào?
- Áp dụng điều ước quốc tế để bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức?
- Từ chối dẫn độ công dân Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
- Sau khi người bị dẫn độ được bàn giao cho nước yêu cầu thì Bộ Công an có được đề nghị cung cấp thông tin không?
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Trong đó quy định về việc yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:
Bộ Công an tiếp nhận, xử lý yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định việc tiếp nhận, xử lý yêu cầu dẫn độ như sau:
- Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ của nước ngoài được gửi trực tiếp đến Bộ Công an, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 và Điều 38 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
- Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ của nước ngoài được gửi đến Bộ Ngoại giao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ, Bộ Ngoại giao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển yêu cầu dẫn độ đến Bộ Công an để xử lý theo quy định tại Điều 38 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
- Để bảo đảm yêu cầu chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh-trật tự và pháp luật, trong thời hạn kiểm tra hồ sơ yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an có thể gửi văn bản xin ý kiến Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc xử lý yêu cầu dẫn độ trước khi chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Công an, các bộ, ngành được xin ý kiến có văn bản trả lời Bộ Công an.
- Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu dẫn độ hợp lệ, Bộ Công an có văn bản chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cùng 01 bản sao văn bản tham gia ý kiến của các bộ, ngành quy định tại khoản 3 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyết xem xét yêu cầu dẫn độ.
Dự thảo mới về việc yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài? Từ chối dẫn độ công dân Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
Trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ có nhiều quốc tịch thì việc xác minh quốc tịch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định việc xác minh quốc tịch của người bị yêu cầu dẫn độ như sau:
- Trong trường hợp cần thiết, ngay sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp cung cấp thông tin quốc tịch của người đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Công an, Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra và có văn bản trả lời Bộ Công an.
- Trong trường hợp người bị yêu cần dẫn độ có nhiều quốc tịch, Bộ Công an phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp xem xét việc xử lý yêu cầu dẫn độ.
Áp dụng điều ước quốc tế để bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức?
Căn cứ Điều 15 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định như sau:
- Theo đề nghị bằng văn bản của nước yêu cầu dẫn độ thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên có quy định về việc bắt khẩn cấp một người trước khi nhận được yêu cầu dẫn độ chính thức đối với người đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành chỉ đạo Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt tạm giam đối với người bị yêu cầu dẫn độ. Thời hạn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt để tạm giam đối với người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên.
- Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt để tạm giam đối với người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Từ chối dẫn độ công dân Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định cách xử lý như sau:
Trong trường hợp Việt Nam từ chối dẫn độ công dân, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Việc xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được thực hiện theo quy định tại các điều 498, 499, 500, 501 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và các quy định pháp luật có liên quan.
Sau khi người bị dẫn độ được bàn giao cho nước yêu cầu thì Bộ Công an có được đề nghị cung cấp thông tin không?
Căn cứ Điều 19 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định sau khi người bị dẫn độ được bàn giao cho nước yêu cầu, khi cần thiết, Bộ Công an có thể đề nghị nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ. Văn bản đề nghị cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ được gửi cùng kênh với việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2): Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?