Dự báo 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm 2022?

Xin chào ban biên tập, tôi muốn hỏi về mục tiêu cụ thể của kế hoạch Quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần theo pháp luật mới nhất? Bởi vì tôi được biết có 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm nay. Mong sớm nhận được phản hồi của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Xin cảm ơn.

Mục tiêu cụ thể của kế hoạch Quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần?

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về mục tiêu cụ thể của kế hoạch Quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần cụ thể như sau:

- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, tổ chức và mọi người dân, bảo đảm phối hợp chặt chẽ bộ, ngành trung ương và địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.

- Hoàn thiện hệ thống kế hoạch quốc gia ứng phó các loại hình sự cố, thiên tại, thảm họa cơ bản, làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện.

- Nâng cao năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất và sóng thần.

Thảm họa động đất, sóng thần

Dự báo 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm 2022?

Dự kiến thảm họa động đất có thể xảy ra theo Quyết định 645/QĐ-TTg?

Tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về dự kiến thảm họa động đất có thể xảy ra cụ thể như sau:

Trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam có các hệ thống đứt gẫy hoạt động và được gọi theo tên các con sông lớn như sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Đà, sông Cả, Trong đó đáng chú ý nhất là các hệ đứt gẫy chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trên lãnh thổ miền Bắc và hệ thống đứt gẫy Kinh tuyên 1099 chạy dọc theo bờ biển miền Trung và Nam Trung Bộ v,v... Các đứt gãy này tạo ra 45 vùng nguồn phát sinh động đất trong đó có 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất tại các khu vực khác nhau được xác định theo kịch bản động đất cực đại, cụ thể như sau:

- Khu vực Tây Bắc: Kịch bản động đất có độ lớn M = 7,2 xảy ra trên đứt gãy Sơn La tại tọa độ kinh độ 103,44, Vĩ độ 21.64) gây ra cáp độ rủi ro thiên tai cấp 4-5 tại Truột số khu vực tỉnh Điện Biên, Sơn La; cấp 3 - 4 tại một số khu vực tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và cấp 1-3 tại khu vực tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Phú Thọ

- Khu vực Đông Bắc: Kịch bản động đất có độ lớn M 55 xảy ra trên đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên tại tọa độ (Kinh độ 106 54, Vĩ độ 22 16) gây ra cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 - 5 tại một số khu vực tỉnh Lạng Sơn, cấp 3 tại một số khu vực tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và cấp I tại một số khu vực tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang

- Khu vực đồng bằng sông Hồng: Kịch bản động đất có độ lớn M - 63 xảy ra trên đứt gãy sống Chảy tại tọa độ (Kinh độ 106,07, Vĩ độ 20,65) gây ra cấp độ rủi ro thiên tài cấp 4 -5 tại khu vực tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội. Cấp 1 - 2 tại khu vực tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng và Vĩnh Phúc;

- Vùng Bắc Trung Bộ: Kịch bản động đất có độ lớn M = 6.5 xảy ra trên đứt gãy sống C tại tọa độ (Kinh độ 105 583, Vĩ độ 18,906, tại khu vực huyện Diễn Châu, Nghệ An) gây ra cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 - 5 tại khu vực tỉnh Nghệ An, cấp 3 - 4 tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh; cấp độ 1 - 3 tại tỉnh Thanh Hóa và cấp độ 1 tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế,

- Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Kịch bản động đất có độ lớn M=5,8 xảy ra trên đứt gây Ba Tơ - Cùng Sơn tại Lá độ (Kinh đô 108.74, Vĩ độ 13 99] gầy và cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 -5 tại một số khu vực tỉnh Bình Định và Gia Lai (khu vực tâm chấn) và cấp I đối với các khu vực lân cận,

- Khu vực Nam Bộ: Kịch bản động đất cực đại MH 3.0 xảy ra trên đắt gây sông Hậu tại lợia độ (Kinh độ 105.81, Vĩ độ 10,54) Lấy ra cấp độ rủi ro | thiên tai cấp 4 tại một số khu vực tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ (khu vực tâm chân); cấp 1 - 2 tại khu vực lân cận thuộc tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh và các khu vực lân cận.

Dự kiến thảm họa sóng thần có thể xảy ra theo Quyết định 645/QĐ-TTg?

Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về dự kiến thảm họa sóng thần có thể xảy ra cụ thể như sau:

Trên khu vực Biển Đông và lân cận có 09 vùng nguồn sóng thần có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam, bao gồm: Vùng nguồn đứt gẫy Kinh tuyến 109, Bắc Biển Đông, Pa la oan-Borneo, Máng biển sâu Manila/Phi-líp-pin, biển Đài Loan, biển Sulu/Phi-líp-pin, biển Selebes/Phi-líp-pin, biển Ban đa Bắc và biển Ban đa Nam/In-đô-nê-xi-a. Độ nguy hiểm sóng thần đối với các vùng bờ biển Việt Nam được đánh giá qua đại lượng độ cao sóng cực đại do sóng thần gây ra và thời gian lan truyền sóng thần từ nguồn tới bờ biển. Trong các vùng nguồn sóng thần khu vực Biển Đông và lân cận, vùng nguồn Mảng biển sâu Manila/Phi-líp

pin được đánh giá là vùng nguồn nguy hiểm nhất đối với Việt Nam. Khỉ xảy ra động đất với độ lớn cực đại lên đến M=93 tại khu vực này thì mức độ nguy

hiếm sóng thần tác động trên toàn dải ven biển Việt Nam được phản ánh dưới dạng cấp độ rủi ro thiên tai sóng thần, cụ thể như sau:

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 (tương ứng với độ cao sóng từ 8 m đến 16 m): Khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh

Quảng Ngãi, tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Bình Thuận. Thời gian sống thần lan truyền và tấn công vào bờ khoảng từ 2.0 giờ đến 4,5 giờ, vào sâu trong đất liền có thể tới 2 - 3 km;

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 (tương ứng với độ cao sóng từ 4 m đến 8 m): Khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ

An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Bình Định, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bến Tre, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, Thời gian sống thần lan truyền và tấn công vào bờ khoảng từ 3.0 giờ đến 9.0 giờ vào sâu trong đất liền có thể tới hàng trăm mét;

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 (tương ứng với độ cao sóng từ 2 m đến 4 m): Tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Trà Vinh và tỉnh

Sóc Trăng Thời gian sống thần lan truyền và tấn công vào bờ khoảng từ 82 giờ đen 149 giờ, vào sâu trong đất liền có thể tới hàng trăm mét,

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 (tương ứng với độ cao sóng dưới 2 m): Tinh Ninh Bình và tỉnh Kiên Giang. Thời gian sóng thần lan truyền và tấn công vào bờ khoảng 8 đến 15 giờ. Sóng thần gây ngập lụt cục bộ tại một số điểm.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì mục tiêu cụ thể của kế hoạch Quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần là tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, tổ chức và mọi người dân, bảo đảm phối hợp chặt chẽ bộ, ngành trung ương và địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần; hoàn thiện hệ thống kế hoạch quốc gia ứng phó các loại hình sự cố, thiên tại, thảm họa cơ bản, làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện và nâng cao năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất và sóng thần.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

1,051 lượt xem
Sóng thần Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sóng thần
Động đất Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Động đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sóng thần là gì?
Pháp luật
Dự báo 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm 2022?
Pháp luật
Nội dung tin động đất bao gồm những gì? Hiện tượng động đất đạt độ lớn bao nhiêu thì được cảnh báo trên bản tin?
Pháp luật
Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất?
Pháp luật
Động đất 5 độ richter có mạnh không? Động đất 5 độ richter gây ảnh hưởng như thế nào? Có gây chết người không?
Pháp luật
Thiên tai động đất là gì? Thiên tai động đất có được dự báo trước hay không? Rủi ro thiên tai động đất nặng nhất là rủi ro cấp độ mấy?
Pháp luật
Vị trí nguồn phát sinh ra động đất? Các mức độ chấn động mặt đất do động đất được xác định như thế nào?
Pháp luật
Sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào? Tin cảnh báo sóng thần được báo theo mấy mức?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Cơ quan đầu mối về hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả động đất là cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sóng thần Động đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sóng thần Xem toàn bộ văn bản về Động đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào