Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?

Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030? Chị T.A - Lâm Đồng

Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục VIII Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan như sau:

(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực Đề án, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách, quy định nhằm nâng cao chất lượng rừng;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nâng cao chất lượng rừng;

- Xây dựng dự án ưu tiên hỗ trợ thực hiện Đề án và triển khai, thực hiện đảm bảo hiệu quả;

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Đề án; đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quy định liên quan;

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất việc đưa các dự án bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng vào danh mục ưu tiên được sử dụng vốn tài trợ, vốn vay quốc tế;

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

(3) Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định liên quan;

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

(4) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương: đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng; rà soát ranh giới, xử lý các trường hợp chồng lấn diện tích đất đai để bảo đảm sử dụng đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích;

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

(5) Các bộ, ngành khác có liên quan: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án.

Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?

Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Đề án là gì?

Theo tiểu mục 2 Mục VIII Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Đề án bao gồm:

- Chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể: khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng phân theo chủ rừng cần nâng cao chất lượng và xây dựng dự án/phương án hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng rừng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng theo các nguồn vốn theo quy định;

- Tổ chức giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, rà soát diện tích rừng chưa giao, hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, để giao cho chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của hệ sinh thái rừng;

Vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Đề án giao cho các địa phương từ nguồn ngân sách địa phương và các Chương trình, Đề án khác theo quy định;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương; báo cáo kết quả định kỳ (hàng năm, giai đoạn 3 - 5 năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án trên địa bàn, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn vốn thực hiện Đề án đến từ đâu?

Theo Mục VII Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024, Nguồn vốn thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 từ:

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác;

Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành;

- Nguồn xã hội hóa; nguồn vốn tự có, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy định của pháp luật.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
442 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào