Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được xử lý như thế nào?
- Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân?
- Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người trong Công an nhân dân?
- Xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật như thế nào?
- Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại?
Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định việc xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh cụ thể như sau:
Việc xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện như sau:
- Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Hướng dẫn người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh gửi đơn, chuyển đơn đến đúng cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.
- Trả lại đơn, giấy tờ, tài liệu gốc của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (nếu có).
- Việc hướng dẫn gửi đơn, chuyển đơn được thực hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân.
- Trường hợp tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì cán bộ xử lý đơn báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định và có văn bản phúc đáp.
Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được xử lý như thế nào?
Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người trong Công an nhân dân?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định việc xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
Trường hợp tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn hướng dẫn cử người đại diện theo quy định của pháp luật và gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.
Xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật như thế nào?
Việc xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 38 Nghị định 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại cụ thể như là khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại?
Tại Điều 39 Nghị định 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn rhi hành Luật Khiếu nại quy định về nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại cụ thể như sau:
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì khi xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân, bước đầu cần phải phân loại đơn, sau đó hướng dẫn người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh gửi đơn, chuyển đơn đến đúng cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết; trả lại đơn, giấy tờ, tài liệu gốc của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; việc hướng dẫn gửi đơn, chuyển đơn được thực hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân và trường hợp tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến thì cán bộ xử lý đơn báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định và có văn bản phúc đáp.
Thông tư 19/2022/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?