Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào?

Cho tôi hỏi: Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào? - Câu hỏi của anh Phương (Gia Lai)

Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào?

Căn cứ Nghị định 24/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được lập theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.


Tải Mẫu Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp Tại đây.

Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là Mẫu nào?

Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ gồm những gì?

Căn cứ khoản 4 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022, hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được thực hiện như sau:

(1) Hồ sơ đề nghị

- Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Đề án chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

(2) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ gửi Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

- Bước 2: Quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định chia, tách, sáp nhập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều kiện để được thực hiện chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ra sao?

Điều kiện để được thực hiện chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được dựa trên quy định tại điểm 4.10 khoản 4 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022.

Cụ thể như sau:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp sau chia, tách, sáp nhập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định;

+ Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2;

Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm giáo dục nghề nghiệp vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2;

+ Vốn đầu tư là nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng.

Như vậy, việc chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ phải tuân theo các điều kiện nêu trên.

Ai là người có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Theo như quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan ngang bộ nào thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đó sẽ có thẩm quyền quyết định thành lập .

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thi đua và khen thưởng của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có phải là Giám đốc Trung tâm hay không?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có quyền tự chủ hay không? Tiêu chuẩn của Phó giám đốc Trung tâm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ra sao?
Pháp luật
Để thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì phải có vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu tỷ đồng?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo nào?
Pháp luật
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chịu sự quản lý của ai? Trung tâm phải giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do ai thành lập? Trung tâm này có được thành lập các đơn vị trực thuộc không?
Pháp luật
Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung nào? Tên trung tâm có được đặt trùng không?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được hưởng lương không? Phó giám đốc trung tâm có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục gồm những nguồn nào? Kinh phí của trung tâm dùng để chi thường xuyên những hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
732 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào