Đối tượng triển khai đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ 22/10/2024 phải tuân thủ theo quy định nào?
- Đối tượng đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ 22/10/2024 phải tuân thủ theo quy định nào?
- Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ như thế nào?
- Hành vi nào trái quy định trong quá trình phát triển, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Đối tượng đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ 22/10/2024 phải tuân thủ theo quy định nào?
Căn cứ tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng triển khai đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ theo quy định như sau:
(1) Đối tượng là hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ
Tổ chức, cá nhân triển khai xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định sau:
- Đối với trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đấu nối với hệ thống điện quốc gia
+ Mua sắm thiết bị theo đúng quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
+ Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lắp đặt.
- Đối với trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
+ Hộ gia đình, cá nhân tổ chức thực hiện thiết kế, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phù hợp với hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, phòng cháy và chữa cháy tại địa phương và công suất đã thông báo cho các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 5 hoặc khoản 6 Điều 7 Nghị định 135/2024/NĐ-CP;
+ Mua sắm thiết bị theo đúng quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.
+ Bảo đảm an toàn xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lắp đặt.
(2) Đối tượng là tổ chức, cá nhân khác
Tổ chức, cá nhân triển khai đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định sau:
- Đối với trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đấu nối với hệ thống điện quốc gia
+ Mua sắm thiết bị theo đúng quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
+ Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lắp đặt.
- Đối với trường hợp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phù hợp với hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường và công suất được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký phát triển hoặc công suất đã thông báo cho các cơ quan, đơn vị tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 135/2024/NĐ-CP. Trường hợp bán sản lượng điện dư, tổ chức, cá nhân thực hiện theo đúng hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương;
+ Phối hợp với đơn vị điện lực để được hướng dẫn công tác thiết kế, lắp đặt, đấu nối kỹ thuật điện nhằm bảo đảm an toàn điện trong quá trình vận hành;
+ Mua sắm thiết bị theo đúng quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
+ Bảo đảm an toàn xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lắp đặt.
Đối tượng triển khai đầu tư, xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ 22/10/2024 phải tuân thủ theo quy định nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ như sau:
- Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
- Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
- Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định này, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
- Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Hành vi nào trái quy định trong quá trình phát triển, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về các hành vi trái quy định trong quá trình phát triển, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ như sau:
- Thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đúng quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
- Xây dựng, lắp đặt, vận hành công suất vượt quá công suất đã thông báo hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
- Các tổ chức, cá nhân không tuân thủ lệnh điều độ của các cấp điều độ hệ thống điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?