Đối tượng của biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào? Loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên?

Đối tượng của biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào? Loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên là gì? Câu hỏi của cô Mai đến từ Hà Nam.

Đối tượng của biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT quy định đối tượng của biện biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên như sau:

- Đối với rừng phòng hộ là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m³/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;

- Đối với rừng sản xuất là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m³/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha và cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m với số lượng trên 1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70%và từ 200 bụi/ha trở lên, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích.

Đối tượng của biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào? Loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên là gì?

Đối tượng của biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào? Loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên? (Hình từ Internet)

Nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT (điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:

- Đối với rừng thân gỗ thuộc rừng phòng hộ: Thực hiện phát dây leo, chặt cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn; không phát cây bụi, thảm tươi; giữ lại những cây sinh trưởng khỏe mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6;

Số lần chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 10 năm.

- Đối với rừng cây gỗ thuộc rừng sản xuất: thực hiện phát dây leo không có giá trị kinh tế, cây bụi chèn ép cây tái sinh; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh;

Số lần chặt từ 01 lần đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm, trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 2/3 luân kỳ khai thác; đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,4;

- Đối với rừng tre nứa, thực hiện phát dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già cỗi; không khai thác măng trong thời gian nuôi dưỡng.

Như vậy có một số thay đổi trong nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên so với quy định cũ.

Đối tượng của biện pháp làm giàu rừng tự nhiên theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT quy định đối tượng của biện pháp làm giàu rừng tự nhiên như sau:

- Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) là rừng phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng dưới 400 cây/ha và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên hoặc số lượng cây gỗ đạt chiều cao tham gia vào tán rừng từ 400 cây/ha trở lên và cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 01 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên toàn diện tích;

- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng dưới 30 m3/ha, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh có số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt dưới 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m trên 1000 cây/ha hoặc số lượng cây gỗ tầng cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha và số lượng cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 01 m dưới 1000 cây/ha. Mật độ cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bốkhông đều trên toàn diện tích;

Rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70% và dưới 200 bụi/ha, phân bố không đều trên toàn diện tích.

Loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên là gì?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định loài cây trồng nào áp dụng biện pháp làm giàu rừng tự nhiên như sau:

- Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó.

- Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự.

- Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh.

Rừng tự nhiên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Rừng tự nhiên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng tự nhiên bao gồm những loại rừng nào?
Pháp luật
Giá trị rừng tự nhiên tối đa là gì? Giá trị rừng tự nhiên được tính theo công thức nào theo quy định?
Pháp luật
Rừng tự nhiên có bị đóng cửa khi nạn phá rừng trái quy định có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng hay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Có những loại rừng tự nhiên nào? Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên rơi vào trạng thái suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên rừng do hoạt động khai thác quá mức có được đóng cửa không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Rừng tự nhiên được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải cải tạo rừng tự nhiên? Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đóng cửa rừng tự nhiên là gì? Trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác chính gỗ không?
Pháp luật
Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng tự nhiên đúng không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên là gì? Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên được cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng tự nhiên
3,170 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng tự nhiên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng tự nhiên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào