Đối tượng cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng tiêu chuẩn gì để được xét duyệt đi nước ngoài?
- Những hình thức đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND?
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đảm bảo tiêu chuẩn gì thì mới được đi nước ngoài vì việc công?
- Những đối tượng nào sẽ được áp dụng quy chế về đi nước ngoài theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND?
Ngày 19/4/2022 vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 14/2022/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài.
Những hình thức đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND?
Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định các hình thức đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Đi nước ngoài về việc công”: là việc cấp có thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ, chức năng chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; phục vụ lợi ích phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương, của Thành phố và đất nước bao gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng; thực tập, tập huấn, huấn luyện.
b) Tham quan, khảo sát, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm.
c) Bàn thảo, thương lượng, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị.
d) Hợp tác chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ, nhân sự liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.
đ) Đàm phán, ký kết hợp đồng; hợp tác sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ.
e) Tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn, sự kiện có nội dung, chương trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
g) Tham gia hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến hoạt động, tài sản, lợi ích, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị.
h) Tham gia thi đấu, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
2. “Đi nước ngoài về việc riêng”: là việc cấp có thẩm quyền cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài vì mục đích cá nhân không liên quan đến hoạt động công vụ, nghề nghiệp, chức vụ, chức danh mà cá nhân đó đang đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị đã nêu tại khoản 1 Điều này.
3. “Đi nước ngoài về việc riêng có thư mời đích danh”: là việc cấp có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài về việc riêng theo văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
4. “Đi nước ngoài theo đoàn”: là việc cấp có thẩm quyền cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài về việc công theo đoàn có từ 02 người trở lên, đi cùng một khoảng thời gian và cùng mục đích công tác.”
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 4 hình thức đi nước ngoài là:
- Đi nước ngoài về việc công;
- Đi nước ngoài về việc riêng;
- Đi nước ngoài về việc riêng có thư mời đích danh;
- Đi nước ngoài theo đoàn.
Đối tượng cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng tiêu chuẩn gì để được xét duyệt đi nước ngoài?
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đảm bảo tiêu chuẩn gì thì mới được đi nước ngoài vì việc công?
Theo Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định tiêu chuẩn xét duyệt đi nước ngoài về việc công như sau:
“Điều 7. Tiêu chuẩn xét duyệt đi nước ngoài về việc công
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài về việc công phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
1. Bảo đảm tin cậy về chính trị, không có dấu hiệu phức tạp về chính trị và phẩm chất, đạo đức.
2. Có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chuyến đi nước ngoài; nội dung đi nước ngoài để nghiên cứu, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn, sự kiện phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ đang được phân công đảm nhiệm.
3. Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4. Các trường hợp đi nước ngoài để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bằng nguồn ngân sách nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên còn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo đo, để được xét duyệt đi nước ngoài về việc công thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đảm bảo có tất cả các tiêu chuẩn, điều kiện như quy định nêu trên.
Những đối tượng nào sẽ được áp dụng quy chế về đi nước ngoài theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND?
Theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về đối tượng áp dụng như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với:
1. Các đối tượng đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019) và Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cán bộ, công chức cấp xã.
c) Viên chức theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
d) Người được tuyển dụng vào công chức, viên chức đang thực hiện chế độ tập sự.
đ) Nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ) và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên.
e) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Các đối tượng đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Chủ tịch, Thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Công ty (đối với Công ty không có Hội đồng thành viên).
b) Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc.
c) Trưởng Ban kiểm soát; Kiểm soát viên.
d) Kế toán trưởng.
3. Người đại diện phần vốn Nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố làm chủ sở hữu được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
a) Chủ tịch, Thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, Thành viên Hội đồng thành viên.
b) Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc.
c) Các đối tượng khác theo phân công, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy.
4. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử sang công tác ở các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp thuộc Thành phố.
6. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi Thành phố theo danh sách do cấp có thẩm quyền xác định.
7. Người được tuyển dụng vào làm việc trong các hội có tính chất đặc thù theo chỉ tiêu biên chế được giao mà không phải là các trường hợp nêu tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Các đối tượng được nêu từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.”
Như vậy, không phải bất kỳ viên chức hoặc người lao động nào cũng được áp dụng quy chế đi nước ngoài theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, chỉ có những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nêu ở các trường hợp kể trên thì mới được áp dụng Quyết định 14/2022/QĐ-UBND.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?