Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh có các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động như thế nào?

Cho tôi hỏi: Danh mục các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh gồm những gì? - Câu hỏi của anh Long (Bình Thuận)

Danh mục các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh gồm những gì?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 16/2023/NĐ-CP, danh mục các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh bao gồm:

- Sản xuất cung ứng thuốc nổ, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Sản xuất cung ứng hóa chất và vật tư hóa chất chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh; thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật mật mã; công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng chuyên dụng bảo vệ an ninh mạng; thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng cơ yếu; cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Chuyển giao công nghệ, thương mại quân sự và xuất, nhập khẩu vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, an ninh và chuyên ngành mật mã.

- Xuất bản, in, phát hành tài liệu nghiệp vụ, sách, báo chính trị, quân sự, an ninh chuyên dùng có yêu cầu bảo mật của Nhà nước; các tài liệu theo Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc gia, trật tự, an toàn xã hội do Chính phủ quy định.

- Sản xuất cung ứng các sản phẩm, vật tư, vật liệu và quân trang, xăng, dầu mỡ đặc chủng phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Quản lý, cung cấp dịch vụ bay, dịch vụ kinh tế biển, đo đạc bản đồ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, máy bay phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Khảo sát, thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình quốc phòng, an ninh.

- Thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động trên các địa bàn chiến lược quan trọng tại: Biên giới, hải đảo, vùng biển, vùng dự án khu kinh tế quốc phòng và các địa bàn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh có các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động gì?

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh có các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hiện nay ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp là doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
3. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì điều kiện để doanh nghiệp được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh bao gồm:

- Thuộc một trong các loại hình sau:

+ Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

+ Công ty TNHH một thành viên do công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nắm giữ 100% vốn điều lệ.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (ít nhất 01 doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an)

- Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động thuộc 11 ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Được giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp bởi:

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

+ Cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

+ Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh được hưởng chế độ, chính sách ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:

Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
2. Người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
a) Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và căn cứ vào năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
b) Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi về người có công với cách mạng; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Nhà nước bố trí kinh phí để đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động biên chế theo các dây chuyền sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng vận hành theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Như vậy, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, người lao động được hưởng các chế độ, chính sách nêu trên.

Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoạt động dưới hình thức loại hình doanh nghiệp nào?
Pháp luật
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có phải đóng thuế theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Chính sách cho người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để doanh nghiệp được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện nay là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh có các ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, tiền lương áp dụng đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,407 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào