Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần phải ban hành quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền hay không?

Cho hỏi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 phải bao gồm những nội dung nào? - Câu hỏi của anh Phong tại Hà Nội.

Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần ban hành quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền hay không?

Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng thuộc đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 thì chủ thể này có trách nhiệm thực hiện nội dung về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định đối tượng báo cáo là doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 1 Điều này.

Theo đó, để phù hợp với loại hình, quy mô hoạt động của doanh nghiệp siêu nhỏ quy định nội bộ được giảm bớt một số nội dung dung (như quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền; kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền).

Cụ thể chỉ cần đảm bảo có những nội dung như sau:

- Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;

- Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;

- Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Luật này;

- Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;

- Lưu trữ và bảo mật thông tin;

- Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;

Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền hay không?

Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần phải ban hành quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền hay không? (Hình từ Internet)

Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền bao gồm những nội dung chính sau:

- Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;

- Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;

- Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022khoản 2 Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

- Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo;

- Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;

- Lưu trữ và bảo mật thông tin;

- Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;

- Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;

- Kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, so với luật cũ quy định mới tại quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền của đối tượng báo cáo, bao gồm: chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó nêu rõ nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh; chính sách, quy trình quản lý rủi ro; tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống rửa tiền.

Đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền định kỳ khi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 24 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:

Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
...
4. Hằng năm, đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Theo đó, định kỳ hằng năm thì đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực thi hành từ 01/03/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào