Doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cần đảm bảo những điều kiện nào?
Điều kiện nào để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 88/2014/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Nghị định 151/2018/NĐ-CP và bãi bỏ bởi điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 151/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 11 Nghị định này.
- Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
- Có tối thiểu năm (05) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
- Có tối thiểu mười (10) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
- Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
- Có phương án kinh doanh phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định 88/2014/NĐ-CP và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Dự kiến doanh thu và chi phí hoạt động;
+ Dự kiến các nguồn dữ liệu sử dụng
- Có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Như vậy, để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định trên.
Doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cần đảm bảo những điều kiện nào?
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về quyền của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định này;
- Được nhận chi phí dịch vụ từ việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định này;
- Yêu cầu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Chỉ được cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
- Việc tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 5 Nghị định này;
- Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan khi cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
- Đảm bảo việc trả lương, các khoản thù lao và tiền thưởng cho chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm không phụ thuộc vào chi phí dịch vụ và kết quả xếp hạng tín nhiệm của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm mà người đó tham gia vào;
- Chịu trách nhiệm duy trì đầy đủ các điều kiện cần thiết về vốn, nhân sự và hoạt động theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức được xếp hạng tín nhiệm về kết quả xếp hạng tín nhiệm theo hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.
Theo đó, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm hoạt động trong phạm vi như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
1. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
2. Dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm, bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin về xếp hạng tín nhiệm;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
3. Khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo không xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này.
4. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Kế toán, kiểm toán;
b) Chứng khoán bao gồm: Môi giới; tư vấn; bảo lãnh phát hành; đại lý phân phối chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư; đầu tư chứng khoán;
c) Ngân hàng.
Theo đó, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan như dịch vụ thông tin về xếp hạng tín nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
Bên cạnh đó, những lĩnh vực sau đây thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ không được phép hoạt động:
- Kế toán, kiểm toán;
- Chứng khoán bao gồm: Môi giới; tư vấn; bảo lãnh phát hành; đại lý phân phối chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư; đầu tư chứng khoán;
- Ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?