Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần phải làm gì khi bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Trình tự, thủ tục được quy định ra sao?
- Các trường hợp nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi Giấy phép?
- Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép thuộc về ai?
- Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy phép khi doanh nghiệp giải thể bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép khi doanh nghiệp giải thể được thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép cần có trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại được quy định như thế nào?
Các trường hợp nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi Giấy phép?
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
- Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
- Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
- Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
- Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần phải làm gì khi bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Trình tự, thủ tục được quy định ra sao?
Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép thuộc về ai?
Theo Điều 22 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy phép khi doanh nghiệp giải thể bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP khi doanh nghiệp giải thể, hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy phép bao gồm:
- Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với trường hợp giấy phép bị mất;
- Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép khi doanh nghiệp giải thể được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khi doanh nghiệp giải thể như sau:
- Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại giải quyết chế độ cho người lao động theo Điều 29 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 08/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép cần có trách nhiệm gì?
Theo Điều 29 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại được quy định như thế nào?
Theo Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại như sau:
- Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại. Trường hợp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đó để theo dõi, quản lý.
- Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
- Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Lao động và Chương này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?