Đoàn kiểm tra hoạt động điện lực của cơ quan chuyên môn được được thành lập với số lượng bao nhiêu thành viên?
Đoàn kiểm tra hoạt động điện lực được thành lập với số lượng thành viên là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về thành viên của đoàn kiểm tra hoạt động điện lực như sau:
Quy định chung về hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
...
2. Quy định về thành lập đoàn kiểm tra
a) Thành phần đoàn kiểm tra phải có từ 03 thành viên trở lên, bao gồm: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu thấy cần thiết) và các thành viên khác, trong đó, trưởng đoàn kiểm tra phải là người có kinh nghiệm công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực. Khi tiến hành kiểm tra phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Đoàn kiểm tra;
b) Thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
c) Công chức, viên chức không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình, của chồng/vợ mình là đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức hoặc là thành viên hộ sử dụng điện là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.
Theo đó quy định về số lượng thành viên đoàn thanh tra kiểm tra như sau:
- Thành phần đoàn kiểm tra phải có từ 03 thành viên trở lên, bao gồm:
+ Trưởng đoàn kiểm tra phải là người có kinh nghiệm công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về điện lực
+ Phó trưởng đoàn (nếu thấy cần thiết)
+ Và các thành viên khác.
- Khi tiến hành kiểm tra phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Đoàn kiểm tra
Đoàn kiểm tra hoạt động điện lực của cơ quan chuyên môn được được thành lập với số lượng bao nhiêu thành viên?
Quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểm tra hoạt động điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của đoàn điều tra như sau:
- Quyền hạn của đoàn kiểm tra:
+ Yêu cầu đối tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra;
+ Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu, thiết bị, phương tiện và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Trách nhiệm của đoàn kiểm tra:
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra theo Quyết định kiểm tra;
+ Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thiết bị, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định của pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra (trong đó có đề xuất phương án xử lý vi phạm, hạn chế nếu cần thiết);
+ Thực hiện theo dõi, đôn đốc đối tượng được kiểm tra thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm tra tại Biên bản làm việc hoặc Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo.
+ Trường hợp đối tượng được kiểm tra không hoàn thành việc thực hiện kiến nghị, đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra Quyết định kiểm tra để có văn bản chỉ đạo đối tượng được kiểm tra thực hiện báo cáo giải trình kết quả thực hiện kiến nghị hoặc Kết luận kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị (nếu cần thiết)
Quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên đoàn kiểm tra được quy định như thế nào?
Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCT, điểm d khoản 4 Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCT và điểm đ khoản 4 Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong đoàn kiểm tra như sau:
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Công bố Quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra;
- Tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung tại Quyết định kiểm tra;
- Phân công công việc cho các thành viên đoàn kiểm tra;
- Chịu trách nhiệm trước người ra Quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của Đoàn kiểm tra;
- Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người ra Quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung vượt quá thẩm quyền giải quyết;
- Tổng hợp báo cáo của các thành viên đoàn kiểm tra để lập và ký Biên bản làm việc sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra; trình người ra Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra hoặc công văn chỉ đạo đơn vị thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm tra (nếu cần);
Phó Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên đoàn kiểm tra quy định tại điểm đ khoản này theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
- Thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra;
Thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và theo đúng nội dung của Quyết định kiểm tra;
- Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra kết quả kiểm tra đối với nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo;
- Trường hợp cần thiết, thành viên đoàn kiểm tra được quyền bảo lưu ý kiến có liên quan đến nội dung kiểm tra được Trưởng đoàn kiểm tra phân công; đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật.
Thông tư 42/2022/TT- BCT sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 16/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?