Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa mới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ra sao?
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Nội dung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa gồm những gì?
Tại mục II Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định nội dung định mức gồm:
(1) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa.
(2) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
(3) Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
- Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
- Bảng các hao phí định mức gồm:
+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc.
Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng. Cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp.
Đã có Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành?(Hình internet)
Hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ra sao?
Tại mục III Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định Hướng dẫn áp dụng định mức như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
- Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi-về).
- Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
- Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
- Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
- Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Nội dung công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa gồm những gì?
Tại mục IV Định mức ban hành kèm Thông tư 10/2023/TT-BGTVT quy định Nội dung công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa gồm:
(1) Công tác quản lý đường thủy nội địa
- Hành trình kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên: Kiểm tra, đánh giá chất lượng bảo dưỡng thường xuyên của nhà thầu.
- Hành trình kiểm tra đột xuất sau thiên tai: Kiểm tra, đánh giá thiệt hại kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sau thiên tai.
- Hành trình kiểm tra giao thông đường thủy nội địa khi xảy ra tai nạn, sự cố: Kiểm tra, xác định sơ bộ tai nạn, sự cố có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông hoặc yêu cầu biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, kiểm tra theo dõi kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, xác định mức độ hư hại (nếu có) để lập phương án xử lý.
(2) Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- Hành trình kiểm tra tuyến luồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên
- Bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu
- Bảo dưỡng thiết bị hệ thống thông tin (trạm đo mực nước tự động; trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu; trung tâm dữ liệu): Tháo và bảo dưỡng các thiết bị, lắp đặt và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra công trình kè, kè chân báo hiệu:
- Kiểm tra công trình âu, đập: Thực hiện theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
(3) Công tác đặc thù trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
- Trực đảm bảo giao thông
- Đọc mực nước
- Trực phòng chống thiên tai
- Làm việc với địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy
- Phát quang quanh báo hiệu
- Đo dò sơ khảo bãi cạn bằng máy đo hồi âm cầm tay
- Đảm bảo thông tin liên lạc
- Duy trì gói cước viễn thông
- Vớt các vật nổi trên luồng chạy tàu thuyền
Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BGTVT
Thông tư 10/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?