|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 08/2020/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam
Số hiệu:
|
08/2020/TT-BGTVT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Nhật
|
Ngày ban hành:
|
17/04/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2020/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2020
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa
ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông
đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công
nghệ và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt
Nam.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội
địa Việt Nam.
Mã số đăng ký: QCVN 39:2020/BGTVT
Điều 2.
a) Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 và thay thế Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày
30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được
dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế.
Điều 3. Báo
hiệu đường thủy nội địa được thiết lập mới sau ngày có hiệu lực của Thông tư
này thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Đối với báo hiệu đã được thiết
lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực, giao Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải căn cứ yêu cầu quản lý để xây dựng,
công bố lộ trình điều chỉnh, thay thế, nâng cấp hệ thống báo hiệu đường thủy nội
địa thuộc phạm vi quản lý đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ
chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng
Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để
b/c);
- Các Thứ trưởng
Bộ GTVT;
- UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra
văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin
điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin
điện tử Bộ GTVT;
- Công
báo;
- Lưu: VT, Vụ
KHCN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Nhật
|
Lời nói đầu
QCVN
39:2020/BGTVT, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và
Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Quy chuẩn này
thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2011/BGTVT “Quy chuẩn quốc gia về
báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam” ban hành theo Thông tư số
73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG
THUỶ NỘI ĐỊA
National technical regulation on Vietnam Inland Navigation
Aids
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này
quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt
trên các tuyến đường thủy nội địa Việt Nam.
1.2.
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này
được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết
kế, chế tạo, đầu tư,xây dựng, quản lý, khai thác báo hiệu đường thủy nội địa và
các công tác khác có liên quan đến báo hiệu đường thủy nội địa tại Việt Nam.
1.3.
Giải thích từ ngữ
1.3.1. Báo hiệu
đường thủy nội địa(sau đây gọi là báo hiệu)là thiết bị hoặc công trình thuộc
kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thiết lập và vận hành trên mặt nước,
thành cầu, thiết bị, phương tiện hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người tham
gia giao thông thủy và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của
luồng chạy tàu, tàu thuyền và đi lại an toàn, hiệu quả.
1.3.2. Tầm nhìn
của báo hiệu là
khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được báo hiệu hay nguồn
sáng từ báo hiệu trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.
1.3.3. Báo hiệu
nổi là
loại báo hiệu được thiết kế để nổi trên mặt nước và được neo hoặc buộc ở một vị
trí nào đó.
1.3.4. Đăng
tiêu là
báo hiệu được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng đường
thủy, báo vật chướng ngại nguy hiểm, bãi cạn hay một vị trí đặc biệt nào đó.
1.3.5. Chập
tiêu là
báo hiệu gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng để tạo
thành một hướng ngắm cố định.
1.3.51. Trục của
chập tiêu là giao tuyến giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua chập tiêu với bề mặt
trái đất.
1.3.5.2. Tiêu
sau của chập tiêu là tiêu xa nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người
quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.
1.3.5.3. Tiêu
trước của chập tiêu là tiêu gần nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người
quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.
1.3.5.4. Vùng định
hướng của chập tiêu là vùng nằm trên trục của chập tiêu mà tại đó người sử dụng
nhận biết được hướng đi an toàn.
1.3.6. Báo hiệu
AIS (Automatic
Identification System) là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn
đường thủy nội địa tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, hoạt động trên các dải
tần số VHF đường thủy nội địa.
1.3.7. Báo hiệu
âm thanh là
loại báo hiệu cung cấp thông tin bằng tín hiệu âm thanh, bao gồm còi báo hiệu
và các loại tín hiệu âm thanh khác.
1.4.
Quy định bờ phải, bờ trái hoặc phía phải, phía trái của luồng tàu chạy
Căn cứ chiều
dòng chảy để làm cơ sở quy định bờ phải, bờ trái hoặc phía phải, phía trái của
luồng tàu chạy được xét theo chiều của dòng chảy lũ.
1.4.1. Đối với
sông kênh trong nội địa: Theo hướng dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu, từ
phía trong nội địa ra cửa biển,phía tay phải là bờ phải, phía tay trái là bờ trái.
1.4.2. Đối với
vùng duyên hải, ven vịnh: Theo hướng từ Bắc xuống Nam, phía tay phải là phía phải
luồng, phía tay trái là phía trái luồng; theo hướng từ Đông sang Tây, phía tay
phải là phía phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng; từ bờ ra ngoài biển
phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng.
1.4.3. Trên hồ
tự nhiên hoặc hồ nhân tạo: Trường hợp hồ có dòng chảy thì theo trục luồng chính
từ thượng lưu nhìn về hạ lưu và đối với những đoạn luồng nhánh thì theo hướng
nhìn ra trục luồng chính phía tay phải là bờ phải, phía tay trái là bờ trái.
Trường hợp hồ không có dòng chảy thì theo quy định ở khoản 1.4.4,Mục 1.4 của
Quy chuẩn này.
1.4.4. Các trường
hợp đặc thù khác thì do cơ quan có thẩm quyền quy định.
1.5.
Phân loại báo hiệu
Báo hiệu đường
thủy nội địa phân thành 3 loại (nhóm):
1.5.1. Báo hiệu
dẫn luồng để chỉ giới hạn của luồng hoặc hướng tàu chạy: Là những báo hiệu
giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hoặc chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm
hướng dẫn phương tiện đi đúng luồng.
1.5.2. Báo hiệu
chỉ vị trí nguy hiểm: Là những báo hiệu chỉ cho người lái phương tiện thủy biết
vị trí các vật chướng ngại, các vị trí hoặc khu vực nguy hiểm trên luồng để
phòng tránh.
1.5.3. Báo hiệu
thông báo chỉ dẫn: Là những báo hiệu thông báo các tình huống có liên quan đến
luồng hoặc điều kiện tàu chạy để người lái phương tiện kịp thời có các biện
pháp phòng ngừa và xử lý, bao gồm các báo hiệu thông báo cấm, thông báo sự hạn
chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
1.6.
Tiêu thị dùng trên phao, biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn, cờ
1.6.1. Tiêu thị
đặt trên phao là các biển báo hiệu bổ trợ nhằm nói rõ ý nghĩa của biển báo hiệu
và được dùng trong các trường hợp:
- Phao ống,
phao cột hoặc phần thân phao không thể hiện được hình dạng của biển báo hiệu
theo quy định.
- Các dạng phao
khác mà phần thân phao, hoặc giá phao không lắp được báo hiệu theo quy định.
- Ở nơi luồng bắt
đầu đổi hướng, vào cua cong, vị trí nguy hiểm thì có thể lắp thêm tiêu thị bên
trên báo hiệu chính để nhấn mạnh ý nghĩa của báo hiệu.
Tiêu thị có
hình dáng, màu sắc quy định như báo hiệu chính nhưng có kích thước nhỏ hơn và bố
trí ở trên đỉnh của phao.
1.6.2. Biển phụ
dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn: Là các biển báo hiệu nhằm xác định phạm vi
hiệu lực của báo hiệu, hoặc trong trường hợp các báo hiệu đường thủy đã được
quy định khác không mô tả hết nội dung cần cảnh báo.
1.6.3. Cờ:
Trong các trường hợp luồng biến đổi đột xuất, hoặc xuất hiện vật chướng ngại đột
xuất mà chưa kịp bố trí báo hiệu thì phải đặt ngay một cờ tam giác, phía phải
màu đỏ, phía trái màu xanh lục. Ban đêm có một đèn sáng liên tục bên phải ánh
sáng màu đỏ, bên trái ánh sáng màu xanh lục.
Trong phạm vi
24 giờ các cờ tạm kể trên phải được thay bằng báo hiệu theo quy định.
1.7.
Vật mang biển báo hiệu
Vật mang biển
báo hiệu là các vật thể để mang biển báo hiệu:
- Cố định (gọi
chung là cột, trụ, dàn hoặc các dạng kết cấu khác):
+ Đặt phía bờ
phải: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - trắng xen kẽ
+ Đặt phía bờ
trái: Vật mang biển báo hiệu có màu xanh lục - trắng xen kẽ
+ Nơi phân luồng:
Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - trắng -xanh lục -trắng xen kẽ
- Báo hiệu nổi:
+ Đặt phía bờ
phải: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ
+ Đặt phía bờ
trái: Vật mang biển báo hiệu có màu xanh lục
+ Nơi phân luồng:
Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - xanh lục xen kẽ kiểu múi khế.
+ Đặt ở nơi có
vật chướng ngại trên đường thủy rộng (lớn hơn 500m): phao màu đỏ - đen xen kẽ
kiểu múi khế.
1.8.
Ánh sáng ban đêm của đèn hiệu
Về ban đêm, độ
chiếu sáng của tín hiệu phải đảm bảo có tầm nhìn xa ít nhất là 1000 m bằng mắt
thường trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng (khí quyển có tầm nhìn xa khí tượng
là 10 hải lý với ngưỡng cảm ứng độ sáng của mắt người quan sát quy ước bằng 0,2
micro-lux).
1.8.1. Ánh sáng
của tín hiệu ban đêm có 4 màu: đỏ - xanh lục - vàng - trắng
1.8.2. Khi dùng
đèn điện để chiếu sáng biển báo hiệu, thì phải đảm bảo nhìn thấy rõ báo hiệu từ
phạm vi 500m trở lên trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.
- Ánh sáng đỏ
là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ phải
và của báo hiệu thông báo cấm.
- Ánh sáng xanh
lục là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ
trái và của báo hiệu thông báo điều khiển sự đi lại.
- Ánh sáng vàng
là ánh sáng của báo hiệu chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định
hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng
nước.
- Ánh sáng trắng
là ánh sáng của các đèn hiệu chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng
ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng ngã ba sông.
1.8.3. Ánh sáng
có các chế độ:
- Chớp 1 ngắn:
1 chớp sáng ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI)
- Chớp 1 dài: 1
chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối ngắn (ký hiệu OC)
- Chớp 2: 2 chớp
sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 1 khoảng tối ngắn ở giữa, tiếp đến 1 khoảng tối dài
(ký hiệu FI(2)).
- Chớp 3: 3 chớp
sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 2 khoảng tối ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu
FI(3)).
- Chớp đều (ký
hiệu ISO):
+ Chớp đều: 1
chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối dài, thời gian sáng và tối bằng nhau.
+ Chớp đều
nhanh (còn gọi là nháy): các chớp sáng ngắn xen kẽ với các khoảng tối ngắn, thời
gian sáng và tối bằng nhau.
+ Chớp nhanh
liên tục: các chớp sáng ngắn liên tiếp rất nhanh xen kẽ với các khoảng tối rất
ngắn (ký hiệu Q).
+ Đèn sáng liên
tục (ký hiệu F). Ví dụ:
FI.(R) 5s: Chớp 1 ngắn,
ánh sáng màu đỏ chu kỳ 5 giây.
FI.(G) 5s: Chớp 1 ngắn,
ánh sáng màu xanh lục chu kỳ 5 giây.
OC.(W) 5s: Chớp 1 dài, ánh
sáng màu trắng chu kỳ 5 giây.
ISO.(Y) 6s: Chớp đều,ánh
sáng màu vàng chu kỳ 6 giây.
1.8.4. Trên các
tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chính, đèn hiệu phải có gắn
thiết bị thông báo các thông số kỹ thuật gồm: tọa độ báo hiệu, dòng điện, điện
áp nguồn điện, chế độ chớp và các thông số khác liên quan đến tình trạng hoạt động
tức thời của báo hiệu, truyền tín hiệu về trung tâm điều hành của Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam hoặc đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao. Với các đèn hiệu
lắp trên phao, phải có gắn thêm thiết bị định vị vệ tinh hoặc AIS để xác định vị
trí tức thời của phao.
1.9.
Cách đánh số
Thứ tự số báo
hiệu được đánh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1.10.
Kích thước
- Kích thước của
báo hiệu được chia thành 4 loại: Loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3 (theo phụ lục 3
của Quy chuẩn này).
- Kích thước của
báo hiệu được quy định như sau:
+ Kích thước loại
đặc biệt sử dụng với các sông, kênh, hồ, cửa sông, vùng duyên hải, ven vịnh có
bề rộng trung bình mùa kiệt lớn hơn 500m.
+ Kích thước loại
1 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt lớn hơn 200m.
+ Kích thước loại
2 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt từ 50 m đến nhỏ hơn
hoặc bằng 200m.
+ Kích thước loại
3 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt nhỏ hơn 50m.
Đối với những
khu vực đặc thù về địa hình, địa mạo, cảnh quan, không thể sử dụng kích thước theo
4 loại kể trên, có thể lựa chọn kích thước cho phù hợp.
1.11.
Báo hiệu thông báo không có đèn
1.11.1 Về ban
đêm, trên các tuyến đường thủy chưa công bố khai thác 24h/ngày, phương tiện
phải chủ động chiếu đèn tìm hiểu tình hình qua các báo hiệu thông báo để điều
khiển phương tiện đi lại đảm bảo an toàn.
1.11.2. Những
tuyến đường thủy cho phép chạy ban đêm, bắt buộc phải trang bị hệ thống đèn, đảm
bảo ánh sáng theo Tiểu Mục 1.9 của Quy chuẩn này.
1.12.
Các trường hợp đặc biệt khác
1.12.1.Tại một
số vị trí
báo
hiệu
mực
nước biến động theo thời gian, cho phép dùng các biển báo điện tử, có chữ phát
sáng hoặc không phát sáng để thông báo các thông tin liên quan đến tình hình luồng
lạch, chỉ dẫn việc đi lại của phương tiện để đảm bảo an toàn, xác định khu vực có
công trường đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.
1.12.2. Ở những
khu vực không có báo hiệu thông báo, nếu người điều khiển phương tiện muốn điều
khiển phương tiện theo một tình huống nào đó thì phải tìm hiểu, xem xét, tự quyết
định và tự chịu trách nhiệm sao cho việc điều động phương tiện đảm bảo an toàn.
1.12.3. Tại các
khoang thông thuyền của các công trình cầu vượt sông phải được bố trí thiết bị cảnh
báo tĩnh không tự động hoạt động liên tục 24/7 và kết nối trực tuyến, sơn vẽ
thước nước ngược, vào ban đêm khoang thông thuyền phải được chiếu sáng bằng hệ
thống đèn LED và được trang bị đầy đủ các báo hiệu, tín hiệu cảnh báo.
1.13. Vật liệu, kết cấu báo hiệu
- Báo hiệu bằng
thép: chiều dày thép của các bộ phận báo hiệu được quy định như sau: biển báo
hiệu lớn hơn hoặc bằng 3mm, cột báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 4mm, thân phao lớn hơn hoặc
bằng 5mm.
- Ưu tiên sử dụng báo hiệu được sản xuất từ
các loại vật liệu mới chống hoặc hạn chế ăn mòn, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo
dưỡng, thân thiện với môi trường như: báo hiệu nhựa (PE, PVC và các loại nhựa
cường độ cao khác), gỗ, nhôm, hợp kim hoặc thép mạ kẽm,..
- Bề mặt báo hiệu
được phủ lớp sơn hoặc in film phản quang có tác dụng phản xạ ánh sáng, tăng độ
nhận biết của báo hiệu vào ban đêm.
- Báo hiệu nổi
gồm các mô đun khác nhau, liên kết bằng bu lông hoặc các liên kết khác.
- Cột báo hiệu
gồm 3 phần, móng, thân cột, biển báo. Các phần liên kết với nhau bằng bu lông
hoặc mặt bích bắt bu lông.
II.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1.
Báo hiệu dẫn luồng (A)
2.1.1. Phao chỉ
giới hạn của luồng tàu chạy (A1)
Phao chỉ vị trí
giới hạn bên bờ phải của luồng tàu chạy (A1.1)
Hình dáng: Báo
hiệu và tiêu thị (nếu có) là hình trụ, hoặc là cờ hình tam giác
Màu sắc: Phao,
hình trụ, tiêu thị, cờ màu đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 1 ngắn (0,5s) chu kỳ 5s, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt phao là giới hạn phía phải của luồng”.
Fl 5s (R)
Hình
1: Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ phải của luồng tàu chạy (A1.1)
Phao chỉ vị trí
giới hạn bên bờ trái của luồng tàu chạy (A1.2)
Hình dáng: Báo
hiệu và tiêu thị (nếu có) là hình nón, hoặc là cờ hình tam giác
Màu sắc: Phao,
hình nón, tiêu thị, cờ màu xanh lục
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 1 ngắn (0,5s) chu kỳ 5s, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt phao là giới hạn phía trái của luồng”
Fl
5s (G)
Hình
2. Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ trái của luồng tàu chạy (A1.2)
2.1.2. Phao chỉ
vị trí giới hạn của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển (A2)
Đặt phía bên
phải của luồng tàu sông (A2.1)
Hình dáng Báo
hiệu và tiêu thị (nếu có) là hình trụ, hoặc là cờ hình tam giác
Màu sắc: Phao,
tiêu thị, cờ màu đỏ, hình trụ khoang đỏ-trắng-đỏ-trắng
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều (mỗi lần chớp 2s) chu kỳ 4s, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt báo hiệu là giới hạn phía phải của luồng tàu sông đi cạnh luồng
tàu biển”
Chớp
đều ISO.(R) 4s
Hình
3: Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển, đặt bên
phải luồng tàu sông (A.2.1)
Đặt phía bên
trái của luồng tàu sông (A2.2)
Hình dáng: Báo
hiệu và tiêu thị (nếu có) là hình nón, hoặc là cờ hình tam giác
Màu sắc: Phao,
tiêu thị, cờ màu xanh lục và hình nón khoang xanh lục - trắng - xanh lục – trắng
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều (mỗi lần chớp 2s) chu kỳ 4sánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt báo hiệu là giới hạn phía trái của luồng tàu sông đi cạnh luồng
tàu biển”.
Chớp
đều ISO.(G) 4s
Hình
4: Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển, đặt bên
trái luồng tàu sông (A.2.2)
2.1.3. Báo hiệu
luồng đi gần bờ (A3)
Báo hiệu luồng
đi gần bờ bên phải (A3.1)
Hình dáng: Một
biển hình vuông, mặt biển vuông góc trục luồng
Màu sắc: Biển
màu trắng, giữa biển có vạch ngang màu đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 1 dài 2s chu kỳ 3s ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo “Luồng
đi gần bờ bên phải và dọc theo bờ phải”
|
Chớp dài OC.(R) 3s
Hình 5: Báo hiệu luồng đi gần bờ bên phải (A3.1)
|
Báo hiệu luồng
đi gần bờ bên trái (A3.2)
Hình dáng: Một
biển hình thoi, mặt biển vuông góc với trục luồng
Màu sắc: Nửa
trên màu xanh lục, nửa dưới màu trắng
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 1 dài 2s chu kỳ 3s ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Báo “Luồng
đi gần bờ bên trái và dọc theo bờ trái”
|
Chớp dài OC.(G) 3s
Hình
6: Báo hiệu luồng đi gần bờ bên phải (A3.2)
|
2.1.4. Báo hiệu
cửa luồng ra vào cảng, bến (A4)
Đặt ở bên phải
(A4.1)
Hình dáng: Một
biển hình trụ đặt trên cột
Màu sắc: Màu
đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp đều 0,5s chu kỳ 1s, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Luồng
ra vào cảng, bến, giới hạn phía bên phải của cửa luồng
|
Chớp đều nhanh
ISO.(R) 1s
Hình
7: Báo hiệu cửa luồng ra vào cảng, bến, đặt ở bên phải (A4.1)
|
Đặt ở bên trái
(A4.2)
Hình dáng: Một
biển hình nón đặt trên cột
Màu sắc: Màu
xanh lục
Đèn hiệu: Một
đèn chớp đều 0,5s chu kỳ 1s, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Luồng
ra vào cảng, bến; giới hạn phía bên trái của cửa luồng
|
Chớp đều nhanh
ISO.(G) 1s
Hình
8: Báo hiệu cửa luồng ra vào cảng, bến, đặt ở bên trái (A4.2)
|
2.1.5. Phao tim
luồng (A5)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón cụt và tiêu thị hình cầu
Màu sắc: Phao
màu đỏ, hình nón cụt, tiêu thị sọc thẳng đứng màu đỏ - trắng xen kẽ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp một dài 4s chu kỳ 5s, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa: Chỉ vị
trí tim luồng, xung quanh là vùng nước an toàn. Dùng để hướng dẫn tàu thuyền
đi lại theo tim luồng trên đường thuỷ rộng.
|
Chớp một dài
OC.(W) 5s
Hình
9: Phao tim luồng (A5)
|
2.1.6. Báo hiệu
chuyển hướng luồng (A6)
Báo hiệu chuyển
hướng luồng đặt bên bờ phải (A6.1)
Hình dáng: Một
biển hình vuông
Màu sắc: Biển
màu vàng, giữa biển có vạch đứng màu đen
Đèn hiệu: Một
đèn chớp đều 2s chu kỳ 4s, ánh sáng màu vàng, đèn lắp bên trên vạch đen của
biển
Ý nghĩa: Báo
“Kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng tàu chạy bắt đầu chuyển hướng từ bờ phải
sang bờ trái”
|
ISO.(W) 4s
Hình
10: Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bờ bên phải (A6.1)
|
Báo hiệu chuyển
hướng luồng đặt bên bờ trái (A6.2)
Hình dáng: Một
biển hình thoi
Màu sắc: Biển
màu vàng, giữa biển có vạch đứng màu đen
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều 1,5s chu kỳ 3s, ánh sáng màu vàng, đèn lắp bên trên đỉnh vạch
đen của biển
Ý nghĩa: Báo
“Kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng tàu chạy bắt đầu chuyển hướng từ bờ trái
sáng bờ phải”
|
Chớp
đều ISO.(W) 3s
Hình
11: Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bờ bên trái (A6.1)
|
2.1.7. Chập
tiêu tim luồng (A7)
Chập tiêu tim
luồng đặt bên bờ phải (A7.1)
Hình dáng: Gồm
hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước
Màu sắc: Biển
màu vàng, giữa biển có vạch đứng màu đen
Đèn hiệu: Hai
đèn chớp 1 dài 3s chu kỳ 4s ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau cao hơn đèn
trên cột trước
Ý nghĩa: Báo
“Luồng hẹp nguy hiểm, phương tiện phải đi đúng hướng chập tiêu”
|
Chớp 1 dài
OC.(W) 4s
Hình
12: Báo hiệu Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ phải (A7.1)
|
Chập tiêu tim
luồng đặt bên bờ trái (A7.2)
Hình dáng: Gồm
hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước
Màu sắc: Biển
màu vàng, giữa biển có vạch đứng màu đen
Đèn hiệu: Hai
đèn chớp 1 dài 2s chu kỳ 3s ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau cao hơn đèn
trên cột trước
Ý nghĩa: Báo
“Luồng hẹp nguy hiểm, phương tiện phải đi theo đúng đường thẳng chập của hai
biển báo hiệu”
|
Chớp 1 dài
OC.(W) 3s
Hình
13: Báo hiệu Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ trái (A7.2)
|
2.1.8. Báo hiệu
định hướng luồng (A8)
Đặt bên phải luồng
(A8.1)
Hình dáng: Một
biển hình trụ ghép kiểu múi khế
Màu sắc: Nền
biển màu vàng, viền biển màu đen
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều 3s chu kỳ 6s, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa: Định
hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thuỷ rộng như ven vịnh, trên hồ,
vào cửa sông phía bên phải của luồng
|
Chớp đều ISO.(Y) 6s
Hình
14: Báo hiệu định hướng luồng đặt bên phải luồng (A8.1)
|
Đặt bên trái luồng
(A8.2)
Hình dáng: Một
biển hình thoi ghép kiểu múi khế
Màu sắc: Nền
biển màu vàng, viền biển màu đen
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều 2,5s chu kỳ 5s, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa: Định
hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thuỷ rộng như ven vịnh, trên hồ,
vào cửa sông bên trái luồng
|
Chớp đều
ISO.(Y) 5s
Hình
15: Báo hiệu định hướng luồng đặt bên trái luồng (A8.2)
|
2.1.9. Báo hiệu
hai luồng (đặt dưới nước) (A9)
Báo cả hai luồng
đều là luồng chính (A9.1)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón cụt hoặc ống có tiêu thị hình cầu
Màu sắc: Tiêu
thị có 3 khoang ngang màu đỏ-xanh lục- đỏ,hình nón cụt hoặc ống có 4 khoang
xanh lục- đỏ-xanh lục-đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp đều nhanh chu kỳ 2s, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Tại khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, cả hai luồng đều là luồng
chính”
|
Chớp đều nhanh
ISO.(W) 2s
Hình
16: Báo hiệu hai luồng báo cả hai luồng đều là luồng chính (A9.1)
|
Báo luồng phía
bên phải là luồng chính (A9.2)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón cụt có tiêu thị hình nón hoặc phao ống có tiêu thị bao gồm
hình cầu và hình nón
Màu sắc: Hình
nón cụt nửa trên màu xanh lục, nửa dưới màu đỏ, tiêu thị hình nón màu xanh lục,
hoặc ống nửa trên màu xanh lục, nửa dưới màu đỏ, tiêu thị gồm hình cầu và
hình nón màu xanh lục
Đèn hiệu: Một
đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Báo “Tại
khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, luồng phía bên phải là luồng
chính. Vị trí đặt phao là giới hạn phía trái của luồng chính”
|
Chớp nhanh liên tục Q.(G)
Hình
17: Báo hiệu hai luồng báo luồng bên phải là luồng chính (A9.2)
|
Báo luồng phía
bên trái là luồng chính (A9.3)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón cụt có tiêu thị hình trụ hoặc phao ống có tiêu thị bao gồm
hình cầu và hình trụ
Màu sắc: Hình
nón cụt nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lục, tiêu thị màu đỏ hoặc phao ống,
nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lục, tiêu thị gồm hình cầu và hình nón màu
đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo “Tại
khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, luồng phía bên trái là luồng
chính, vị trí đặt phao là giới hạn phía phải của luồng chính”
|
Chớp nhanh liên tục
Q.(G)
Hình
18: Báo hiệu hai luồng báo luồng bên trái là luồng chính (A9.3)
|
2.2.
Báo hiệu vị trí nguy hiểm hoặc vật chướng ngại trên luồng (B)
2.2.1. Báo hiệu
nơi phân luồng, ngã ba (đặt trên bờ) (B1)
Hình dáng: Báo
hiệu là 2 hình nón đối đỉnh
Màu sắc: Nửa
trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lục
Đèn hiệu: một
đèn chớp đều nhanh 1s chu kỳ 2s, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt báo hiệu là đầu mom bãi,nơi phân luồng,
ngã ba nguy hiểm, cần chú ý”
|
Chớp
đều nhanh
ISO.(W) 2s
Hình
19: Báo hiệu nơi phân luồng, ngã ba (đặt trên bờ) (B1)
|
2.2.2. Báo vật
chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm trên luồng (B2)
Báo vật chướng
ngại hoặc vị trí nguy hiểm bên phía phải của luồng tàu chạy (B2.1)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón ngược
Màu sắc: Màu
đỏ
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 1 ngắn 0,5s chu kỳ 5s, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo “Có
vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải của luồng tàu chạy.
Phương tiện phải đi cách xa báo hiệu ít nhất 10m”
|
Chớp một ngắn
Fl.(R) 5s
Hình
20: Báo vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm bên phía phải của luồng tàu chạy
(B2.1)
|
Báo vật chướng
ngại hoặc vị trí nguy hiểm bên phía trái của luồng tàu chạy (B2.2)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón
Màu sắc: Biển
màu xanh lục, viền biển màu trắng
Đèn hiệu: Ban
đêm: một đèn chớp 1 ngắn 0,5s chu kỳ 5s, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa: Báo
“Có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm phía bên trái của luồng tàu chạy.
Phương tiện phải đi cách xa báo hiệu ít nhất trên 10m”
|
Chớp một ngắn
Fl.(G) 5s
Hình
21: Báo vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm bên phía trái luồng tàu chạy
(B2.2)
|
2.2.3. Báo hiệu
vật chướng ngại đơn lẻ trên đường thuỷ rộng (B3)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình tháp hoặc hình ống với hai tiêu thị hình cầu
Màu sắc: Hình
tháp hoặc ống có 3 khoang đen-đỏ-đen, hai tiêu thị màu đen
Đèn hiệu: Một
đèn chớp 2 (0,5s), chu kỳ 10s,ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Có vật chướng ngại nguy hiểm trên luồng nhưng xung quanh là vùng nước an
toàn. Phương tiện có thể đi lại được xung quanh vật chướng ngại về mọi phía,
nhưng phải cách báo hiệu ít nhất trên 15m.
|
Chớp hai FI(2).(W) 10s
Hình
22: Báo hiệu vật chướng ngại đơn lẻ trên đường thuỷ rộng (B3)
|
2.2.4. Phao giới
hạn vùng nước (B4)
Phía bên phải của
luồng tàu chạy (B4.1)
Hình dáng: Báo
hiệu là phao hình trụ hoặc ống có tiêu thị hình chữ “X” ghép kiểu múi khế
Màu sắc: Báo
hiệu, tiêu thị màu vàng
Đèn hiệu: Ban
đêm: Một đèn chớp 3 (0,5s) chu kỳ 10s, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa: “Giới
hạn vùng nước bên phía bờ phải của luồng”
|
Chớp ba FI(3).(Y)10s
Hình
23: Phao giới hạn vùng nước phía bên phải luồng
tàu chạy (B4.1)
|
Phía bên trái của
luồng tàu chạy (B4.2)
Hình dáng: Báo
hiệu là hình nón có tiêu thị hình chữ “X” ghép kiểu múi khế hoặc là phao ống
với tiêu thị hình nón và hình chữ “X” ghép kiểu múi khế
Màu sắc: Báo
hiệu, tiêu thị màu vàng
Đèn hiệu: Một
đèn vàng chớp 1 ngắn 0,5s chu kỳ 5s
Ý nghĩa: Giới
hạn vùng nước bên phía bờ trái của luồng
Để cấm vùng
nước hoặc cấm luồng thì dùng báo hiệu B4 và bên trên lắp tiêu thị C1.1.1 tại
vị trí có tiêu thị hình chữ “X”.
|
Chớp 1 ngắn
FI.(1)(Y) 5s
Hình
24: Phao giới hạn vùng nước phía bên trái luồng tàu chạy (B4.2)
|
2.2.5. Báo hiệu
đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không (B5)
Cho phương tiện
cơ giới và thô sơ đi chung (B5.1)
Hình dáng: Một
biển hình vuông bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Màu sắc: Biển
màu vàng
Đèn hiệu: Treo
2 đèn, một đèn sáng liên tục, một đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu vàng,
đặt tại trục đối xứng của biển báo hiệu
Ý nghĩa: Đánh
dấu vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện cơ giới và thô sơ đi chung
|
Q.F
(Y)
Hình
25: Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không
cho phương tiện cơ giới và thô sơ đi chung (B5.1)
|
Cho phương tiện
cơ giới đi qua (B5.2)
Hình dáng: Một
biển hình thoi bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Màu sắc: Biển
màu vàng
Đèn hiệu: Treo
một đèn sáng liên tục, ánh sáng màu vàng, đặt tại trục đối xứng của báo hiệu
Ý nghĩa: Đánh
dấu vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện cơ giới
đi qua
|
Sáng liên tục F.(Y)
Hình
26: Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không
cho phương tiện cơ giới đi qua (B5.2)
|
Cho phương tiện
thô sơ đi qua (B5.3)
Hình dáng: Một
biển hình tròn bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Màu sắc: Biển
màu vàng
Đèn hiệu: Treo
một đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa: Đánh dấu
vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện thô sơ đi qua
|
Chớp nhanh liên tục
Q. (Y)
Hình
27: Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không
cho phương tiện thô sơ đi qua (B5.3)
|
2.3.
Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (C)
2.3.1. Báo hiệu
thông báo cấm (C1)
Báo
hiệu điều khiển sự đi lại (C1.1)
Cấm
đi qua (C1.1.1)
a.
Đặt ở dưới nước (C1.1.1. a)
Hình dáng: Một
tiêu thị hình trụ đặt trên phao B4
Màu sắc: Tiêu
thị có 3 khoang màu đỏ-trắng-đỏ
Đèn hiệu: Treo
hai đèn sáng liên tục theo trục đứng, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa: Báo
“Cấm phương tiện đi vào luồng giới hạn bởi phao B4 có treo báo hiệu này”
|
Hình
28: báo hiệu cấm đi qua đặt dưới nước (C1.1.a)
|
b. Đặt ở trên
bờ (C1.1.1. b)
Hình dáng: Một
biển hình vuông đặt vuông góc với luồng, mặt biển ngược hướng với chiều cấm
đi qua
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ; dấu hiệu con tàu
màu đen
Đèn hiệu: Treo
2 đèn sáng liên tục theo trục đứng, ánh sáng đỏ ý nghĩa: Báo “Cấm phương tiện
đi qua tính từ vị trí đặt báo hiệu”
|
Hình
29: báo hiệu cấm đi qua đặt trên bờ (C1.1.a)
|
Được phép đi
qua (C1.1.2)
Hình dáng: Một
biển chữ nhật hoặc 2 cờ hình tam giác
Màu sắc: Biển
nền xanh lục ở giữa có vạch đứng màu trắng
Đèn hiệu: Treo
2 đèn sáng liên tục theo chiều đứng, ánh sáng màu xanh lục.
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện được phép đi qua”
|
Hình
30: báo hiệu được phép đi qua (C1.2)
|
Chỉ được phép
đi giữa hai biển báo hiệu (C1.1.3)
Hình dáng: Gồm
hai biển hình thoi, mỗi biển đặt tại vị trí ngay 2 biên (mép) luồng vào
khoang thông thuyền
Màu sắc: Nửa
ngoài màu trắng, nửa trong hướng vào luồng màu xanh lục
Đèn hiệu: Mỗi
bên treo 1 đèn sáng liên tục, ánh sáng màu xanh lục. Đèn đặt tại vị trí trục
đối xứng của biển báo hiệu
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện chỉ được phép đi trong phạm vi luồng giới hạn giữa hai biển báo
hiệu”
|
Hình
31: báo hiệu chỉ được phép đi giữa hai biển báo hiệu (C1.3)
|
Cấm
đi ra ngoài phạm vi hai biển báo hiệu (C1.1.4)
Hình dáng: Gồm
hai biển hình thoi, mỗi biển đặt tại vị trí ngay 2 biên (mép) luồng vào
khoang thông thuyền
Màu sắc: Nửa
ngoài màu đỏ, nửa trong hướng vào luồng màu trắng
Đèn hiệu: Mỗi
bên treo một đèn sáng liên tục, ánh sáng màu đỏ. Đèn đặt tại vị trí trục đối
xứng của biển báo hiệu
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện không được phép đi ra ngoài phạm vi hai biển báo hiệu”. Chỉ dùng
báo hiệu này kết hợp với C1.1.3 trong trường hợp cần quy định rõ cấm đi lại
ngoài phạm vi luồng tàu đã được giới hạn theo C1.1.3. Khi đó biển báo hiệu và
đèn đỏ treo phía ngoài đèn xanh theo chiều ngang
|
Hình
32: báo hiệu Cấm đi ra ngoài phạm vi hai biển báo hiệu (C1.1.4)
|
Tín
hiệu giao thông qua âu tàu(C1.2)
1.
Khi có một đèn đỏ, là cấm phương tiện đi vào hoặc rời âu tàu
2.
Khi có một đèn xanh lục và đèn đỏ báo phương tiện chuẩn bị vào âu tàu
3.
Khi có một đèn xanh là báo cho phép phương tiện được vào hoặc rời âu tàu.
Ý
nghĩa: Điều tiết phương tiện đi lại qua âu tàu
|
Hình
33: Tín hiệu giao thông qua âu tàu (C1.2)
|
Báo hiệu cấm thả
neo, cấm kéo rê neo, cáp hoặc xích (C1.3)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu neo màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện thả neo, kéo rêneo, cáp hoặc xích trong phạm vi hiệu lực
của báo hiệu” Không áp dụng với những di chuyển nhỏ tại nơi neo đậu hoặc ma
nơ
|
Hình
34: Báo hiệu cấm thả neo, cấm kéo rê neo, cáp hoặc xích (C1.3)
|
Báo hiệu cấm
đỗ (C1.4)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu chữ P màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện thả neo và cấm đỗ”
|
Hình
35: Báo hiệu cấm đỗ (C1.4)
|
Báo hiệu cấm
buộc tàu thuyền (C1.5)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu cọc bích
màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện buộc tàu thuyền lên bờ”
|
Hình
36: Báo hiệu cấm buộc tàu thuyền (C1.5)
|
Báo hiệu hạn
chế tạo sóng (C1.6)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu sóng màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phải điều khiển phương tiện để hạn chế tạo sóng, không gây nguy hiểm cho các
đối tượng khác”
|
Hình
37: Báo hiệu hạn chế tạo sóng (C1.6)
|
Báo hiệu cấm
tàu thuyền quay trở (C1.7)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, ký hiệu quay trở màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện quay trở”
|
Hình
38: Báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở (C1.7)
|
Báo hiệu cấm
vượt (C1.8)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu mũi tên màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện vượt nhau”
|
Hình
39: Báo hiệu cấm vượt (C1.8)
|
Báo hiệu cấm
các đoàn kéo đẩy vượt nhau (C1.9)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu mũi tên màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm các đoàn kéo đẩy vượt nhau”
|
Hình
40: Báo hiệu cấm các đoàn kéo đẩy vượt nhau (C1.9)
|
Cấm phương tiện
cơ giới (C1.10)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ dấu hiệu chân vịt màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm mọi phương tiện cơ giới hoạt động”
|
Hình
41: Cấm phương tiện cơ giới (C1.10)
|
Cấm
phương tiện thô sơ (C1.11)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu người chèo thuyền màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Cấm phương tiện thô sơ hoạt động”
|
Hình
42: Cấm phương tiện thô sơ (C1.11)
|
Cấm hoạt
động thể thao (C1.12)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, chữ THỂ THAO và SPORT màu đen
Ý nghĩa: “Cấm
mọi hoạt động thể thao hoặc giải trí”
|
Hình
43: Cấm hoạt động thể thao (C1.12)
|
Cấm rẽ phải
(C1.13)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu mũi tên rẽ phải màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện không được phép rẽ phải vào ngã ba”
|
Hình
44: Cấm rẽ phải(C1.13)
|
Cấm rẽ trái
(C1.14)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo đỏ, dấu hiệu mũi tên rẽ trái màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện không được phép rẽ trái”
|
Hình
45: Cấm rẽ trái (C1.14)
|
Cấm bơi lội
(C1.15)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu người bơi lội màu đen
Ý nghĩa: “Cấm
mọi hình thức bơi lội”
|
Hình
46: Cấm bơi lội (C1.15)
|
Cấm lướt ván
(C1.16)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu lướt ván màu đen
Ý nghĩa: “Cấm
lướt ván”
|
Hình
47: Cấm
lướt ván (C1.16)
|
Cấm lướt ván
buồm (C1.17)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu lướt ván buồm màu đen
Ý nghĩa: “Cấm
lướt ván buồm”
|
Hình
48: Cấm lướt ván buồm (C1.17)
|
Cấm tàu thuyền
chạy buồm (C1.18)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu tàu thuyền buồm màu đen
Ý nghĩa: “Cấm
tàu thuyền chạy buồm đi lại”
|
Hình
49: Cấm tàu thuyền chạy buồm (C1.18)
|
Cấm
đi lại tốc độ cao (C1.19)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu canô cao tốc màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Khu vực cấm đi lại với tốc độ cao”
|
Hình
50: Cấm
đi
lại tốc độ cao (C1.19)
|
2.3.2. Báo hiệu
thông báo sự hạn chế (C2)
Báo hiệu báo
chiều cao tĩnh không bị hạn chế (C2.1)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế
màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước có công trình vượt sông trên không, chiều cao tĩnh không của công
trình bị hạn chế. Chữ số ghi trên biển là chiều cao tĩnh không của công trình
ứng với một mực nước xác định theo quy định của đường dây điện
hoặc công trình vượt sông khác”. Chiều cao tĩnh không tính bằng mét
|
Hình
51: Báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế (C2.1)
|
Báo hiệu báo
chiều sâu luồng bị hạn chế (C2.2)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu chiều sâu luồng bị hạn chế màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Chiều sâu của luồng tàu chạy ở phía trước bị hạn chế. Chữ số ghi trên biển
là chiều sâu còn lại của luồng ứng với một mực nước theo từng cấp sông quy định”.
Độ sâu tính bằng mét
|
Hình
52: Báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế (C2.2)
|
Báo hiệu báo
chiều rộng luồng bị hạn chế (C2.3)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu chiều rộng luồng
bị hạn chế màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Chiều rộng của luồng tàu chạy ở phía trước bị hạn chế. Chữ số
ghi trên biển là chiều rộng còn lại của luồng”. Chiều rộng tính bằng mét
|
Hình
53: Báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế (C2.3)
|
Báo hiệu “luồng
cách bờ” (C2.4)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu hướng luồng cách bờ màu đen chữ số
luồng cách bờ màu trắng
Ý nghĩa: Mép
luồng cách vị trí báo hiệu một khoảng cách bằng con số ghi trên biển báo hiệu
và tính bằng mét
|
Hình 54: Báo hiệu “luồng cách bờ” (C2.4)
|
Báo hiệu thông
báo đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.5)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu mũi tên đứt đoạn và 1 chữ số màu
đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện bị hạn chế, số
phương tiện được lai dắt không được vượt quá 01 con số ghi trên biển báo hiệu”
|
Hình 55: Báo hiệu thông báo đoàn lai dắt bị hạn
chế (C2.5)
|
Báo hiệu thông
báo chiều rộng đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.6)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu mũi tên đứt đoạn và 2 chữ số màu
đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện
bị hạn chế. Chiều rộng lớn nhất của đoàn lai dắt không được vượt quá 02 con số
ghi trên biển báo hiệu và tính bằng mét”
|
Hình 56: Báo hiệu thông báo chiều rộng đoàn
lai dắt bị hạn chế (C2.6)
|
Báo hiệu thông
báo chiều dài đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.7)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu mũi tên đứt đoạn và chiều dài của
đoàn lai dắt (3 chữ số) màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện bị hạn chế. Chiều
dài lớn nhất của đoàn lai dắt không được vượt quá 03 con số ghi trên biển báo
hiệu và tính bằng mét.
|
Hình 57: Báo hiệu thông báo chiều dài đoàn
lai dắt bị hạn chế (C2.7)
|
Báo hiệu quy định
kênh liên lạc theo khu vực (C2.8)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Viền
biển màu đỏ, nền biển màu trắng, dấu hiệu VHF và chữ số màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Khu vực bắt buộc các phương tiện phải sử dụng kênh vô
tuyến điện thoại có tần số như con số quy định ghi trên biển báo hiệu để
thông tin liên lạc”.
|
Hình 58: Báo hiệu quy định kênh liên lạc theo
khu vực (C2.8)
|
2.3.3.
Báo hiệu chỉ dẫn (C3, C4, C5)
2.3.3.1.
Báo hiệu chỉ dẫn hiệu lệnh (C3)
Báo
hiệu “Chú ý nguy hiểm” (C3.1)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu “I” màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là khu vực luồng phức tạp, khó đi,cần chú ý, có thể có các tình
huống nguy hiểm bất ngờ”. Phương tiện cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng
ngừa để đảm bảo an toàn
|
Hình 59: Báo hiệu “Chú ý nguy hiểm” (C3.1)
|
Báo hiệu “Dừng
lại” (C3.2)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu “ ” (vạch ngang) màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Mọi phương tiện phải dừng lại ngay phía trước biển báo hiệu để chờ đến thời
gian được đi lại hoặc để kiểm tra”
|
Hình 60: Báo hiệu “Dừng lại” (C3.2)
|
Phát tín hiệu
âm thanh (C3.3)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền màu đỏ; dấu hiệu cái còi màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện cần kéo một hồi còi dài”
|
Hình 61: Báo hiệu phát tín hiệu âm thanh
(C3.3)
|
Được
phép đi ngang qua luồng về phía trái (C3.4)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu chỉ dẫn hướng đi màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là nơi phương tiện thuỷ nội địa phải đi cắt ngang qua luồng về
phía bên trái”
|
Hình 62: Báo hiệu được phép đi ngang qua luồng
về phía trái (C3.4)
|
Được phép đi
ngang qua luồng về bên phải (C3.5)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu chỉ dẫn hướng đi màu đen
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là nơi phương tiện thuỷ nội địa phải đi cắt ngang qua luồng về
phía bên
phải”
|
Hình 63: Báo hiệu được phép đi ngang qua luồng
về bên phải
|
Các biển C3.4,
C3.5 dùng trong các trường hợp luồng giao cắt nhau, luồng tàu sông cắt ngang
qua luồng tàu biển.
Dòng chảy
ngang lớn (C3.6)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, hình tam giác màu vàng có viền màu đen, bên
trong có biểu tượng sóng màu đen và mũi tên cong màu trắng. Dòng chữ cảnh báo
bên dưới màu đen.
Ý nghĩa: Báo
có dòng chảy ngang “theo chiều mũi tên”. Yêu cầu cẩn thận. Biển đặt tại phía
bên bờ có dòng chảy ngang
|
Hình 64: Báo hiệu dòng chảy ngang lớn (C3.6)
|
Hướng rẽ phải
(C3.7)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu mũi tên rẽ phải màu đen
Ý nghĩa: Phương
tiện đang đi trên luồng chính theo hướng rẽ phải vào luồng phụ
|
Hình 65: Báo hiệu hướng rẽ phải (C3.7)
|
Hướng rẽ trái(C3.8)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu trắng, viền biển màu đỏ, dấu hiệu mũi tên rẽ trái màu đen
Ý nghĩa: Phương
tiện đang đi trên luồng chính theo hướng rẽ trái vào luồng phụ
|
Hình 66: Báo hiệu hướng rẽ trái (C3.8)
|
2.3.3.2. Báo hiệu
chỉ dẫn thông tin(C4)
Báo hiệu phía
trước có đường dây điện qua sông (C4.1)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, ký hiệu tia điện màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước có đường dây điện vượt qua sông, phương tiện cần lưu ý”
|
Hình 67: Báo hiệu phía trước có đường dây điện
qua sông (C4.1)
|
Được phép neo
đậu (C4.2)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, ký hiệu chữ P màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Được phép neo đậu hoặc trú ẩn tránh bão lũ trong phạm vi vùng nước giới hạn
bởi hiệu lực của biển báo hiệu, hoặc phạm vi giới hạn khu vực cảng bến”
|
Hình 68: Báo hiệu được phép neo đậu (C4.2)
|
Chiều rộng
vùng nước được phép neo đậu (C4.3)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, chữ số màu trắng
Ý nghĩa: Phương
tiện được neo đậu trong phạm vi vùng nước có chiều rộng tính từ mép cảng, bến
ra phía luồng và bằng con số ghi trên biển báo hiệu. Chiều rộng tính bằng m.
Dùng
để xác định phạm vi vùng nước trong sông, kênh hẹp. Khi đó không dùng phao B4
đặt dưới nước.
|
Hình 69: Báo hiệu chiều rộng vùng nước được
phép neo đậu (C4.3)
|
Số hàng tối
đa được phép neo đậu (C4.4)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, chữ số ghi bằng số La Mã màu trắng
Ý nghĩa: “Báo
số hàng tối đa phương tiện được phép neo đậu trong phạm vi vùng nước giới hạn
bởi hiệu lực của báo hiệu”.
|
Hình 70: Báo hiệu số hàng tối đa được phép
neo đậu (C4.4)
|
Báo vị trí
Đơn vị quản lý Đường thủy nội địa (C4.5)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu 2 mỏ neo bắt chéo màu trắng
Ý nghĩa: “Báo
vị trí Đơn vị quản lý ĐTNĐ”
|
Hình 71: Báo hiệu vị trí Đơn vị quản lý Đường
thủy nội địa (C4.5)
|
Biển báo hiệu
có bến phà, bến khách ngang sông (C4.6)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu bến phà, bến khách màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước có bến phà, bến khách ngang sông, phương tiện cần thận trọng”
|
Hình 72: Báo hiệu có bến phà, bến khách ngang
sông (C4.6)
|
Báo hiệu chỉ điểm
kết thúc một tình huống (C4.7)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu kết thúc một tình huống bị cấm hoặc tình huống hạn chế
và một vạch chéo màu trắng
Ý nghĩa: Báo
điểm kết thúc của một quy định cấm hoặc quy định hạn chế
|
Hình 73: Báo hiệu chỉ điểm kết thúc một tình
huống (C4.7)
|
Báo hiệu khu
vực tiếp giáp (C4.8)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Biển
một nửa màu trắng, một nửa màu xanh lam
Ý nghĩa: Báo
“Vị trí đặt báo hiệu là ranh giới quản lý của đường thuỷ nội địa quốc gia với
đường biển, hoặc tuyến đường thủy nội địa địa phương”.
|
Hình 73: Báo hiệu khu vực tiếp giáp (C4.8)
|
Báo hiệu có trạm
kiểm tra giao thông đường thuỷ (C4.9)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu “ “ (vạch ngang) màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Có cơ quan quản lý đường thuỷ, có trạm kiểm tra cảnh sát giao thông hoặc
thanh tra giao thông đường thuỷ”. Phương tiện cần chú ý lệnh gọi vào kiểm tra
hoặc chủ động liên lạc, báo cáo các thông tin cơ bản của phương tiện đang
hành trình theo quy định.
|
Hình 74: Báo hiệu có trạm kiểm tra giao thông
đường thuỷ (C4.9)
|
Báo hiệu cống,
đập hoặc âu thuyền (C4.10)
Hình dáng: Biển
hình chữ nhật
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu cống hoặc âu thuyền màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước có cống, đập hoặc âu thuyền, phương tiện cần chú ý chuẩn bị để việc
đi lại được an toàn theo các tín hiệu hướng dẫn (nếu có) của C1.2”
|
Hình 75: Báo hiệu cống, đập hoặc âu thuyền
(C4.10)
|
Báo hiệu báo
cây số đường thuỷ nội địa (C4.11)
Hình dáng: Biển
hình chữ nhật
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, chữ và chữ số màu trắng
Ý nghĩa: Báo
vị trí mốc cây số trên tuyến đường thuỷ nội địa
|
Hình 76: Báo hiệu báo cây số đường thuỷ nội địa
(C4.11)
|
Báo hiệu báo
lý trình sông kênh (C4.12)
Hình dáng: Biển
hình chữ nhật
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, chữ và chữ số màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Cự lý từ vị trí đặt báo hiệu đến một địa danh phía trước được xác định” tính
bằng kilômét
|
Hình 77: Báo hiệu báo lý trình sông kênh
(C4.12)
|
Báo hiệu chỉ dẫn
ngã ba, ngã tư hoặc nơi có nhiều luồng giao nhau (C4.13)
Trên luồng có
luồng ngã ba (C4.13.1)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, dấu hiệu hiệu “chữ T” màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện đang đi sắp đến sẽ gặp ngã ba” Chú thích : - Tùy theo hình dáng
ngã ba để vẽ dấu hiệu “chữ T” cho phù hợp như sắp đến ngã ba chữ “T“, sắp đến
có ngã ba bên mạn phải ““, ngã ba bên mạn trái “”; ngoài ra ở ngã ba còn có hình hoặc tùy theo hình dáng mà thể hiện
-
Tùy theo kích thước luồng (lớn, nhỏ) để vẽ độ dày của từng nét cho phù hợp với
địa hình thực tế
|
Hình 78: Báo hiệu chỉ dẫn trên luồng có luồng
Ngã ba (C4.13.1)
|
Trên luồng có
ngã tư (C4.13.2)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, dấu hiệu ký tự “+” màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện đang đi sắp đến sẽ gặp ngã 4”
Chú thích: -
Tùy theo kích thước luồng (lớn, nhỏ) để vẽ độ dày của từng nét cho phù hợp với
địa hình thực tế
-
Ngoài ra, do thực tế tại khu vực luồng giao nhau có nhiều hình dáng như: theo kiểu dáng thực tế
để thể hiện dấu hiệu trên biển.
|
Hình 79: Báo hiệu chỉ dẫn trên luồng có ngã 4
(C4.13.2)
|
Nơi giao nhau
của nhiều sông kênh (C4.13.3)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, ký hiệu (nơi giao nhau của nhiều sông, kênh) màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phía trước là nơi giao nhau của nhiều sông, kênh”
|
Hình 80: Báo hiệu chỉ dẫn trên luồng có ngã 4
(C4.13.3)
|
Báo hiệu hướng
dẫn hướng đi tại ngã tư (C4.13.4)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, dấu hiệu hướng các mũi tên và địa danh màu trắng,
Ý nghĩa: Hướng
dẫn hướng đi
Ví dụ: bảng
bên có ý nghĩa “phương tiện đang đi từ hướng Tam Bình (không có mũi tên) gặp
ngã tư, nếu rẽ phải sẽ đi Cần Thơ, đi thẳng sẽ đến Phụng Hiệp, rẽ trái sẽ về
Đại Ngãi"
|
Hình 81: Báo hiệu hướng dẫn hướng đi tại ngã
tư (C4.13.4)
|
Báo hiệu hướng
dẫn hướng đi tại ngã ba (C4.13.5)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, dấu hiệu ““ hoặc “T” và địa danh màu trắng
Ý nghĩa: Phương
tiện sắp đến ngã ba
Ví
dụ: Bảng bên có ý nghĩa “Phương tiện từ Việt Trì theo sông Lô ra sông Đà, gặp
ngã 3, nếu rẽ phải sẽ đi lên Hòa Bình, rẽ trái sẽ về Hà Nội.
|
Hình 82: Báo hiệu hướng dẫn hướng đi tại ngã
ba (C4.13.5)
|
Báo hiệu khu vực
được phép tổ chức các hoạt động thể thao hoặc giải trí (báo hiệu chung) (C4.14)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển xanh lam, chữ THỂ THAO và SPORT màu trắng
Ý nghĩa: “Báo
khu vực được phép tổ chức các hoạt động thể thao hoặc giải trí”
|
Hình 83: Báo hiệu khu vực được phép tổ chức
các hoạt động thể thao hoặc giải trí (C4.14)
|
Được
phép quay trở (C4.15)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu được phép quay trở màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Phương tiện được phép quay trở trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực
của báo hiệu”
|
Hình 84: Báo hiệu được phép quay trở (C4.15)
|
Báo công
trình ngầm vượt sông (C4.16)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu mặt cắt sông và công trình ngầm vượt sông màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Tại vị trí đặt báo hiệu có công trình ngầm vượt sông. Phương tiện không được
thả neo, phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho công trình và phương tiện”
|
Hình 85: Báo hiệu báo công trình ngầm
vượt sông (C4.16)
|
Khu vực được
phép lướt ván (C4.17)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu (lướt ván buồm) màu trắng
Ý nghĩa: “Được
phép lướt ván trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
|
Hình 86: Báo hiệu báo khu vực được phép lướt
ván (C4.17)
|
Khu vực được
phép lướt ván buồm (C4.18)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu lướt ván buồm màu trắng
Ý nghĩa: “Được
phép lướt ván buồm trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
|
Hình 87: Báo hiệu báo Khu vực được phép lướt
ván buồm (C4.18)
|
Khu
vực tàu thuyền chạy buồm được phép đi lại (C4.19)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu tàu chạy buồm màutrắng
Ý nghĩa: “Tàu
thuyền chạy buồm được phép đi lại trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực
của báo hiệu”
|
Hình 88: Báo hiệu báo khu vực tàu thuyền chạy
buồm được phép đi lại (C4.19)
|
Khu vực cho
phép đi lại tốc độ cao (C4.20)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu xanh lam, dấu hiệu canô cao tốc màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Khu vực cho phép đi lại với tốc độ cao trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi
hiệu lực của biển báo hiệu”
|
Hình 89: Báo hiệu báo khu vực cho phép đi lại
với tốc độ cao (C4.20)
|
Báo có trạm
điện thoại (C4.21)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu điện thoại màu trắng
Ý nghĩa: “Vị
trí có trạm điện thoại bên bờ sông kênh”
|
Hình 90: Báo hiệu báo có trạm điện thoại
(C4.21)
|
Báo có trạm
bán xăng dầu (C4.22)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu trạm xăng dầu màu trắng
Ý nghĩa: “Vị
trí có trạm bán xăng dầu bên bờ sông kênh”
|
Hình 91: Báo hiệu báo có trạm bán xăng dầu
(C4.22)
|
Báo hiệu báo tần
số liên lạc để được trả lời những thông tin cần thiết cho việc tàu chạy (C4.23)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
biển màu xanh lam, dấu hiệu chữ và chữ số màu trắng
Ý nghĩa: Báo
“Người lái phương tiện muốn tìm hiểu hoặc báo cáo những thông tin cần thiết về
luồng và những thông tin khác liên quan đến hành trình cần thông qua trung
tâm thông tin theo kênh vô tuyến điện thoại có tần số như con số ghi trên biển
báo hiệu”
|
Hình 92: Báo hiệu báo tần số liên lạc để được
trả lời những thông tin cần thiết cho việc tàu chạy (C4.23)
|
Báo
hiệu AIS (C4.24)
-
Tính năng của báo hiệu AIS:
Báo
hiệu luồng, vùng nước, phân luồng giao thông; báo hiệu công trình trên sông,
ven biển; cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu đang tồn tại và các thông
tin về khí tượng, thủy văn khu vực đặt báo hiệu; truyền phát thông tin giám
sát vị trí của báo hiệu nổi.
-
Phân loại và vị trí lắp đặt:
Báo
hiệu AIS “thực”; được lắp đặt trên một báo hiệu đường thủy nội địa để truyền
phát thông tin về báo hiệu đó.
Báo
hiệu AIS “ảo”; được lắp đặt tại một vị trí bên ngoài báo hiệu đường thủy nội
địa đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó hoặc được lắp đặt tại một vị
trí nào đó để truyền phát thông tin về một báo hiệu đường thủy nội địa tại một
vị trí nhất định mà tại đó không lắp đặt báo hiệu.
-
Phương thức hoạt động
Báo
hiệu AIS truyền phát dữ liệu đồng thời trên hai kênh VHF 161.975 MHz (87B) và
162.025 MHz (88B).
-
Chế độ hoạt động
Thời
gian hoạt động của báo hiệu AIS là 24 giờ/ngày.
Khi
hoạt động, báo hiệu AIS sẽ phát liên tục và tự động các bức điện đã được định
dạng trước. Khoảng thời gian giữa các bức điện được điều chỉnh tùy thuộc vào
tình hình giao thông đường thủy nội địa trong khu vực hoặc theo yêu cầu của
cơ quan quản lý.
-
Thông tin truyền phát
Nội
dung định dạng cho các thông tin truyền phát sử dụng cho báo hiệu AIS gồm có
các loại sau đây:
+
Thông tin chung:
Điện
báo các thông tin về báo hiệu cho các tàu nằm trong tầm hiệu lực của báo hiệu.
Nội dung chính của bức điện này gồm: loại báo hiệu; tên báo hiệu; vị trí của
báo hiệu; độ chính xác vị trí báo hiệu; kích thước của báo hiệu và
các vị trí liên quan Một số thông tin khác của cơ quan quản lý báo hiệu
như tình trạng kỹ thuật của báo hiệu.
+
Thông tin cho tàu:
Dành
riêng cho các cơ quan quản lý báo hiệu sử dụng để phát các thông tin liên
quan đến an toàn đường thủy nội địa cho các tàu nằm trong tầm hiệu lực của
báo hiệu.
+
Thông tin cho cơ quan quản lý:
Được
sử dụng để gửi thông tin về tình trạng hoạt động của báo hiệu, phục vụ cho việc
giám sát tình trạng hoạt động của báo hiệu.
Báo
hiệu âm thanh(C4.25)
-
Tác dụng:
Báo
hiệu âm thanh được lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cho phương tiện ở khu vực
thường xuyên có sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn xa.
-
Vị trí lắp đặt: Được lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cho tàu thuyền vận
hành ở khu vực thường xuyên có sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn xa.
-
Các thông số kỹ thuật
+
Tần số âm phát: Từ 75 Hz đến 1.575 Hz;
+
Mã tín hiệu: Tín hiệu âm thanh được phát theo tín hiệu mã Morse; khoảng thời
gian tối thiểu của âm ngắn là 0,75s; âm dài bằng ba lần âm ngắn.
+
Các mã tín hiệu âm thanh đặc biệt:
Tín
hiệu mã Morse chữ “U” dùng để báo hiệu công trình trên sông, trên biển;
Tín
hiệu mã Morse chữ “D” dùng để báo hiệu vật chướng ngại nguy hiểm.
+
Điều kiện hoạt động: Báo hiệu âm thanh được sử dụng khi tầm nhìn xa khí tượng
nhỏ hơn hoặc bằng 2 hải lý.
|
|
2.3.3.3.Biển
phụ cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn(C5)
Báo
hiệu triết giảm tĩnh không (C5.1)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu đen, viền chữ số và dấu hiệu ““ màu vàng
Ý nghĩa: Báo
“Tĩnh không của công trình đã thông báo trước đây phải giảm bớt bằng con số
ghi trên biển báo này”
|
Hình 94: Báo hiệu triết giảm tĩnh không
(C5.1)
|
Báo hiệu tĩnh
không trực tiếp
Thước nước
ngược (C5.2.1)
Hình dáng: Một
biển hình chữ nhật đặt theo chiều đứng, có biển màu đen thì chữ màu vàng và
ngược lại. Số tĩnh không đánh ngược từ đáy công trình xuống mặt
Ý nghĩa: Báo
“Tĩnh không hiện tại cho người lái phương tiện nhận biết qua số đọc thực tế
trên thước nước”
|
Hình 95: Báo hiệu Báo tĩnh không trực tiếp bằng
Thước nước ngược(C5.2.1)
|
Biển
đèn điện tử (C5.2.2)
Hình dáng: Biển
hình vuông
Màu sắc: Nền
màu trắng, viền màu đỏ. Số và dấu hiệu “” màu đen, riêng chữ số thể hiện theo chữ
điện tử
Ý nghĩa: Báo
“Tĩnh không hiện tại cho người lái phương tiện nhận biết qua số đọc thực tế
trên biển điện tử”
|
Hình 96: Biển đèn điện tử (C5.2.2)
|
Giới hạn phạm
vi hiệu lực của báo hiệu từ vị trí đặt báo hiệu (C5.3)
Ý nghĩa: Giới
hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu kể từ vị trí đặt báo hiệu đến vị trí có chiều
dài bằng con số ghi trong biển
|
Hình 97: Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu
từ vị trí đặt (C5.3)
|
Giới hạn phạm
vi hiệu lực của báo hiệu giữa hai biển báo hiệu (C5.4)
Ý nghĩa: Giới
hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu giữa hai biển báo hiệu cùng loại
|
Hình 98:Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu
giữa hai biển báo hiệu (C5.4)
|
Giới hạn phạm
vi hiệu lực của báo hiệu về hai phía (C5.5)
Ý nghĩa: Giới
hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu về hai phía tính từ vị trí đặt báo hiệu
|
Hình 99: Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu
về hai phía (C5.5)
|
III.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
3.1. Việc thiết kế,
gia công chế tạo, đầu tư, xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành và khai thác các
báo hiệu đường thủy nội địa phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia này.
3.2. Các báo hiệu đường
thủy được đưa vào sử dụng phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này.
IV.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các cơ sở
thiết kế:
4.1.1. Thiết kế
báo hiệu phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
4.1.2.Cung cấp
đầy đủ hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc đầu tư xây dựng, lắp
đặt phao.
4.2. Các cơ sở
sản xuất, đóng mới, hoán cải, phục hồi, bảo trì báo hiệu:
Phải đảm bảo
đúng thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường khi tiến hành đóng mới, hoán cải, phục hồi, bảo trì báo hiệu.
4.3. Các tổ chức,
cá nhân quản lý hoặc đầu tư xây dựng, lắp đặt báo hiệu:
4.3.1. Các đơn
vị quản lý luồng đường thủy nội địa có trách nhiệm:
4.3.1.1. Thực
hiện việc quản lý, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa được giao theo quy định.
4.3.1.2. Thiết
lập tạm thời các báo hiệu đường thủy nội địa khi có tình huống đột xuất ảnh hưởng
tới an toàn giao thông và vận tải của tuyến luồng hoặc được giao đột xuất.
4.3.2. Tổ chức,
cá nhân quản lý khai thác luồng chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến
hành khảo sát, đầu tư, xây dựng, khai thác công trình trên đường thủy nội địa
có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa trên các luồng và vùng nước
đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.
4.3.3. Trách
nhiệm quản lý, vận hành báo hiệu đường thủy nội địa:
4.3.3.1. Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu đường
thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa trung ương, Sở Giao thông vận tải tổ
chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu đường thủy nội địa trên tuyến
đường thủy nội địa địa phương hoặc ủy thác.
4.3.3.2. Các
đơn vị quản lý đường thủy nội địa tổ chức quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm
về quản lý tài sản và an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa
được giao, thông báo cập nhật thường xuyên, kịp thời về tình trạng báo hiệu đường
thuỷ nội địa trên toàn tuyến phụ trách.
4.3.3.3. Tổ chức,
cá nhân quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định
liên quan, an toàn hoạt động của báo hiệu đường thủy nội địa do tổ chức, cá
nhân thiết lập. Thông báo kịp thời khi có thay đổi, định kỳ báo cáo kết quả quản
lý, khai thác và bảo trì hệ thống báo hiệu về Cục Đường thủy nội địa Việt Namhoặc
Sở Giao thông vận tải theo phân cấp.
4.4. Các đối tượng
khai thác báo hiệu đường thủy nội địa:
4.4.1. Phải
tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa.
4.4.2. Bảo vệ
báo hiệu, không gây hư hỏng đến báo hiệu, các thành phần của báo hiệu, vật mang
báo hiệu. Khi phát hiện báo hiệu có hư hỏng hoặc tuyến luồng có sự thay đổi
khác với chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa phải có trách nhiệm thông báo
ngay cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa gần nhất hoặc cơ quan quản
lý báo hiệu đường thủy nội địa biết.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục trưởng Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phổ
biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thi hành Quy chuẩn này.
5.2. Vụ Khoa học
công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam và các cơ
quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
Phụ
lục 1. Đặc điểm và giới hạn của màu thông thường
Bảng
1. Đặc điểm và giới hạn của màu thông thường
Màu
|
Đường biên
|
Phương trình đường biên
|
Hệ số độ chói
|
Nhỏ nhất
|
Lớn nhất
|
Đỏ
|
Tía
Trắng
Da
cam
|
y = 0,345 -
0,051x
y = 0,910 - x
y = 0,314 +
0,047x
|
0,07
|
--
|
Da
cam
|
Đỏ
Trắng
Vàng
|
y = 0,265 +
0,205x
y = 0,910 - x
y = 0,207 +
0,390x
|
0,20
|
--
|
Vàng
|
Da
cam
Trắng
Xanh
lục
|
y = 0,108 +
0,707x
y = 0,910 - x
y = 1,35x -
0,093
|
0,50
|
--
|
Xanh
lục
|
Vàng
Trắng
Xanh
(ưu tiên )
Xanh
(thường)
|
y = 0.313
y = 0,243 +
0,670x
y = 0,636 -
0,982x
y = 0,493 -
0,524x
|
0,10
|
--
|
Xanh
da trời
|
Xanh
lục
Trắng
Tía
|
y = 0,118 +
0,675x
y = 0,700 -
2,30x
y = 1,65x -
0,187
|
0,07
|
--
|
Trắng
|
Tía
Xanh
da trời
Xanh
lục
Vàng
|
y = 0,010 + x
y = 0,610 - x
y = 0,030 + x
y = 0,710 – x
|
0,75
|
--
|
Đen
|
Tía
Xanh
da trời
Xanh
lục
Vàng
|
y = x - 0,030
y = 0,570 - x
y = 0,050 + x
y = 0,740 - x
|
--
|
0,03
|
Biểu
đồ 1: Đặc điểm và giới hạn của màu thông thường
Biểu
đồ 2: vùng quang phổ của màu thông thường
Phụ
lục 2. Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang
Bảng
2. Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang
Màu
|
Đường biên
|
Phương trình đường biên
|
Hệ số độ chói nhỏ nhất
|
Đỏ
|
Tía
Trắng
Da
cam
|
y
= 0,345 - 0,051x
y
= 0,910 - x
y
= 0,314 + 0,047x
|
0,25
|
Da
cam
|
Đỏ
Trắng
Vàng
|
y
= 0,265 + 0,205x
y
= 0,910 - x
y
= 0,207 + 0,390x
|
0,40
|
Vàng
|
Da
cam
Trắng
Xanh
lục
|
y
= 0,108 + 0,707x
y
= 0,910 - x
y
= 1,35x - 0,093
|
0,60
|
Xanh
lục
|
Vàng
Trắng
Xanh
(ưu tiên )
Xanh
(thường)
|
y
= 0.313
y
= 0,243 + 0,670x
y
= 0,636 - 0,982x
y
= 0,493 - 0,524x
|
0,25
|
Biểu
đồ 3: Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang
Biểu
đồ 4:Biểu đồ vùng quang phổ của màu huỳnh quang
Thông tư 08/2020/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư 08/2020/TT-BGTVT ngày 17/04/2020 về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
15.149
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|