Định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp ảnh hưởng mạnh lên sự phát triển của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới?

Chào anh/chị, tôi là N, thông qua tìm hiểu tôi có biết hiện có Nghị quyết của nhà nước về quyết định phát triển, đổi mới nền kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong phát triển kinh tế tập thể. Anh/chị cho tôi biết những nguyên nhân gây nên những hạn chế đó là gì với ạ. Tôi cảm ơn!

Tình hình phát triển của kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 thể hiện tình hình phát triển của kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX như sau:

“Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể được quan tâm xây dựng, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Tổ hợp tác với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản nhưng thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn của người dân. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển. Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, đảm đảm an ninh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.”

Theo đó, khu vực kinh tế tập thể đặc biệt là hợp tác xã đã có sự phát triển đáng kể cả về quy mô, số lượng, chất lượng, khắc phục cơ bản được những yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Hạn chế trong sự phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 quy định về hạn chế của sự phát triển khu vực kinh tế tập thể như sau:

“Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết đề ra. Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm. Hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số lượng hợp tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong hợp tác xã có xu hướng giảm; không ít thành viên tham gia hoạt động của hợp tác xã còn hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong hợp tác xã. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế. Phần lớn hợp tác xã, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp; tính liên kết trong nội bộ hợp tác xã còn rất yếu; vấn đề nợ của hợp tác xã, tình trạng chiếm dụng vốn chưa được xử lý dứt điểm. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến. Số lượng liên hiệp hợp tác xã ít; tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác thiếu ổn định; nhiều hợp tác xã chuyển đổi, tổ chức lại mang tính hình thức, chưa thực sự chuyển biến về chất.”

Theo đó, bên cạnh những mặt tốt, mặt phát triển, vẫn còn những hạn chế như tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể thấp, hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền và giữa các khu nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp ảnh hưởng như thế nào lên sự phát triển của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới?

Định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp ảnh hưởng mạnh lên sự phát triển của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới?

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong sự phát triển khu vực kinh tế tập thể?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 quy định về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong sự phát triển khu vực kinh tế tập thể theo đó:

“Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp; hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thiếu quyết liệt. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết hiệu quả chưa cao. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa kịp thời; khung khổ pháp lý trong đó có Luật Hợp tác xã còn nhiều vướng mắc, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc không khả thi. Đánh giá về hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể trong nền kinh tế chưa đầy đủ dẫn đến hạ thấp vai trò, vị trí của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thống nhất, một số nơi buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu; thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập thể chưa thường xuyên. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được kiện toàn, còn nhiều bất cập, không thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân tán, chưa hiệu quả. Đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Một số hợp tác xã chưa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật; thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm hoặc trông chờ hỗ trợ của Nhà nước.”

Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh tế tập thể vẫn còn chưa bứt phá, phát triển mạnh mẽ, trong đó có thể kể đến một nguyên nhân lớn là ảnh hưởng tâm lý của người dân về chế độ hợp tác xã bao cấp cũ, đồng thời còn sự thiếu sót trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền còn chưa thực sự quan tâm, thiếu quyết liệt.

Kinh tế tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu đạt ít nhất 20% dân số tham gia kinh tế tập thể trong năm 2045? Các đề án nào triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW?
Pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể?
Pháp luật
Đưa nội dung đào tạo về kinh tế tập thể vào chương trình của một số trường đại học và giảng dạy cho cán bộ, đảng viên?
Pháp luật
Đến năm 2045, Việt Nam sẽ có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do ICA công nhận?
Pháp luật
Định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp ảnh hưởng mạnh lên sự phát triển của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới?
Pháp luật
Cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là gì?
Pháp luật
Khu vực kinh tế tập thể được hỗ trợ như thế nào trong chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 đến 2025?
Pháp luật
Trong chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã hướng tới thành lập mới bao nhiêu tổ chức kinh tế tập thể?
Pháp luật
Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 theo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Các tiêu chuẩn đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể của hợp tác xã, liên hợp tác xã năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh tế tập thể
4,808 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế tập thể
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào