Điều kiện thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Điều kiện thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 82 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
...
2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;
b) Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật này thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;
c) Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
d) Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
Theo như quy định trên thì việc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng điều kiện sau đây:
* Đối với nhà ở công vụ:
- Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
- Đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.
* Đối với nhà ở xã hội
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;
- Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.
* Đối với việc thuê nhà ở phục vụ tái định cư
- Thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.
Điều kiện thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 quy định về những cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như sau:
- Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 52 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;
c) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
d) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;
đ) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
Như vậy, chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Áp dụng pháp luật đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực?
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?