Điều kiện thôi tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp năm 2022? Các chế độ quân nhân chuyên nghiệp được hưởng khi thôi tại ngũ?
Quân nhân chuyên nghiệp thôi tại ngũ trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 20 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp thôi tại ngũ như sau:
- Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
- Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
- Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Theo đó, Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
Điều kiện thôi tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp năm 2022? Các chế độ quân nhân chuyên nghiệp được hưởng khi thôi tại ngũ? (Hình từ internet)
Quân nhân chuyên nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để được thôi tại ngũ?
Căn cứ Điều 22 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định các điều kiện thôi tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu
- Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
- Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.
Quân nhân chuyên nghiệp sau khi thôi tại ngũ sẽ được hưởng chế độ như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên như sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP như sau:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Trong đó, chế độ trợ cấp phục viên một lần được thực hiện như sau:
- Trường hợp, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì khi phục viên được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này.
- Quân nhân chuyên nghiệp đã nhận bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, trong thời gian không quá một năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó, được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 17 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?