Điều kiện hoạt động của trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động là gì? Vị trí trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động được quy định thế nào?
Điều kiện hoạt động của trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định điều kiện hoạt động của trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động như sau:
- Các yếu tố đo của các trạm, điểm đo được quy định trên cơ sở mục đích, nhu cầu về số liệu và phù hợp với điều kiện thực tế (chi tiết tại Phụ lục 1 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Các thông số kỹ thuật của thiết bị đo (chi tiết tại Phụ lục 2 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định/hiệu chuẩn ban đầu; trong quá trình sử dụng phải thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động phải thực hiện kiểm tra/hiệu chuẩn.
- Đối với thiết bị đo chưa có điều kiện kiểm định hoặc các thiết bị đo chủng loại mới chưa đưa vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn hoạt động phải có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; trước khi đưa vào hoạt động phải thử nghiệm, kiểm tra, so sánh và được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định.
- Thiết bị đo phải có tài liệu kỹ thuật, phần mềm của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành và khai thác bằng tiếng Việt.
- Các trạm khí tượng thủy văn tự động phải có hồ sơ để quản lý.
Điều kiện hoạt động của trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động là gì? Vị trí trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động như thế nào thì phù hợp? (Hình từ Internet)
Vị trí trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động như thế nào thì phù hợp?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định về tiêu chuẩn vị trí trạm, điểm đo khí tượng thủy văn tự động như sau:
- Đối với trạm khí tượng tự động và bức xạ tự động phải thông thoáng, không bị các vật cản che khuất, đại diện cho điều kiện tự nhiên của khu vực đặt trạm.
- Đối với điểm đo mưa tự động phải thông thoáng, không bị các vật cản che khuất làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Đối với trạm thủy văn tự động
+ Vị trí đo mực nước phải đảm bảo:
++ Đo được mực nước cao nhất, thấp nhất.
++ Lòng sông tương đối ổn định (ít bồi, xói).
++ Không bị ảnh hưởng của ghềnh, thác, cây cối hoặc các chướng ngại vật khác.
+ Vị trí đo lưu lượng nước phải đảm bảo:
++ Không có hiện tượng nước chảy quẩn và không bị ảnh hưởng nước vật.
++ Mặt cắt ngang tuyến đo dòng chảy bảo đảm đo được dòng chảy trong sông từ mực nước thấp nhất đến mực nước lũ lớn nhất đã xảy ra.
++ Đoạn sông phải thẳng và có độ dài tối thiểu bằng 3 lần độ rộng mặt nước ứng với mực nước trung bình.
++ Lòng sông không có hoặc ít chướng ngại vật.
++ Bờ sông ổn định; đoạn sông không có bãi tràn hoặc có bãi tràn nhỏ nhất; không có xuất, nhập lưu.
- Đối với trạm hải văn tự động:
+ Vị trí trạm được đặt tại khu vực biển thoáng, đảm bảo điều kiện tự nhiên, không bị che khuất theo các hướng.
+ Vị trí trạm tiêu biểu cho một khu vực hoặc một vùng biển về các đặc trưng khí tượng, hải văn.
- Đối với trạm môi trường không khí tự động phải đảm bảo thông thoáng và đại diện cho chất lượng môi trường, thành phần khí quyển của khu vực đó.
Nội dung bảo dưỡng trạm khí tượng thuỷ văn có những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Bảo dưỡng
Trạm khí tượng thủy văn tự động được bảo dưỡng nhằm duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật trong điều kiện hoạt động bình thường của thiết bị. Nội dung bảo dưỡng được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù của mỗi hệ thống thiết bị trong quá trình khai thác sử dụng.
1. Bảo dưỡng bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
a) Công trình: thực hiện mỗi năm 1 lần;
- Sơn hàng rào, cột lắp thiết bị, bôi mỡ cáp và các bulong, ecu;
- Nạo vét, thông giếng;
- Dẫn độ cao cho các đầu đo mực nước và áp suất khí quyển.
b) Thiết bị: thực hiện 6 tháng 1 lần;
- Vệ sinh các đầu đo, pin mặt trời, hệ thống chống sét, các đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger, ắc quy, bộ điều khiển sạc ắc quy;
- Hiệu chỉnh thông số thiết bị sau khi bảo dưỡng.
c) Thay thế vật tư, linh kiện theo định kỳ.
2. Bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư này).
Như vậy theo quy định trên nội dung bảo dưỡng trạm khí tượng thuỷ văn gồm có:
- Công trình: thực hiện mỗi năm 1 lần.
+ Sơn hàng rào, cột lắp thiết bị, bôi mỡ cáp và các bulong, ecu.
+ Nạo vét, thông giếng.
+ Dẫn độ cao cho các đầu đo mực nước và áp suất khí quyển.
- Thiết bị: thực hiện 6 tháng 1 lần.
+ Vệ sinh các đầu đo, pin mặt trời, hệ thống chống sét, các đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger, ắc quy, bộ điều khiển sạc ắc quy.
+ Hiệu chỉnh thông số thiết bị sau khi bảo dưỡng.
- Thay thế vật tư, linh kiện theo định kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?